Tiểu Luận Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU Sau hơn hai thập kỷ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Quan trọng nhất phải kể đến những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đổi mới và phát triển đi lên là quá trình khó khăn, gian khổ. Trong suốt quá trình đó, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ những mặt yếu kém, thêm vào đó là nhiều thách thức đặt ra. Hội nhập kinh tế thế giới, vừa thoát cuộc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta đang đứng trước những áp lực mới nhằm khắc phục hậu quả của khủng hoảng và đưa nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững. Với mục tiêu đánh giá tổng quát tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua trên cả qui mô, tốc độ, hiệu quả và cấu trúc tăng trưởng, trên cơ sở đó có những nhân xét về mô hình tăng trưởng ở nước ta hiện nay, nhóm chọn nghiên cứu để tài : “ Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay”. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Thắng Lợi, trên cơ sở kiến thức môn Kinh tế phát triển đã được học, nhóm tiến hành tìm kiếm thông tin, tổng hợp và đưa ra nhận định chung về tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì hội nhập. Nhóm chúng tôi mong muốn những đánh giá và các kiến nghị đưa ra sẽ là những đóng góp trong việc lựa chọn những bước đi mới, tìm ra mô hình thích hợp cho quá trình tiếp tục tăng trưởng và phát triển kinh tế trong bối cảnh thực tế đặt ra ở trong và ngoài nước. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài: · Phạm vi thời gian: Các số liệu nghiên cứu từ năm 1991 – 2009. · Các chỉ tiêu thu thập: tốc độ tăng trưởng GDP chung, GDP của từng ngành, GO, GDP/người; năng suất lao động; đóng góp tăng trưởng theo ngành, đóng góp vào tăng trưởng theo đầu vào. · Một số chỉ tiêu so sánh trong tương quan với các nước trong khu vực và thế giới cùng thời gian tương ứng Đề tài nghiên cứu bao gồm các phần chính sau: · Phần I. Mở đầu. Phần này nói rõ mục đính lý do chọn đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu · Phần II. Cơ sở lý thuyết để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Phần này làm rõ các vấn để lý luận về tăng trưởng kinh tế; ý nghĩa, cách tính và phân loại các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng · Phần III. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay. ü Tình hình tăng trưởng kinh tế được tổng hợp thông qua quy mô, tốc độ tăng trưởng; hiệu quả tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đó, tìm ra những mặt được, mặt còn tồn tại và nguyên nhân chính dẫn đến kết quả đó. ü Tương quan so sánh tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thế giới,khu vực qua một số chỉ tiêu. · Phần IV. Kiến nghị, định hướng giải pháp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới ü Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay ü Định hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới ü Đề xuất giải pháp Do thời gian nghiên cứu và những kiến thức lý luận còn có hạn cùng với những khó khăn trong việc thu thập thông tin, chắc hẳn những tổng hợp, đánh giá và nhận định của nhóm đưa ra sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, PGS.TS Ngô Thắng Lợi, các bạn nhóm 8 và tập thể lớp KTPT49A để nhóm tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...