Chuyên Đề Đánh giá tình hình tài chính và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Nhà xuất

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ XUẤT BẢN BẢN ĐỒ​
    Chương1:
    Cơ sở lý luận tổng quát của phân tích tài chính doanh nghiệp


    1.1 DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


    1.1.1 Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường


    Doanh nghiệp được hiểu như sau: là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.


    Luật Doanh nghiệp được quốc hội nước ta thông qua ngày 12/ 06/1999 và chính thức áp dụng vào ngày 1/ 1/ 2000 nêu rõ oanh nghiệp là tổ chức kinh tế riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.


    Để tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp cụ thể là hoạt động trong doanh nghiệp phải nắm rõ có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp đang tồn tại gắn với nền kinh tế thị trường, và để đứng vững trong nền kinh tế thị trường luôn đi kèm với quy luật đào thải khắc nghiệt thì mỗi doanh nghiệp cần có những phương hướng gì khi tiến hành sản xuất kinh doanh.


    Ở Việt Nam hiện nay theo hình thưc pháp lý có các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài ).


    Do không có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nên chuyên đề chỉ nêu các phương hướng chung nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp khi muốn tiến hành sản xuất kinh doanh. Đó là ba câu hỏi mà nhà quản trị doanh nghiệp phải trả lời :


    - Một là : Nên đầu tư vào sản xuất sản phẩm gì ? Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
    - Hai là : Sản xuất ra sản phẩm nhằm phục vụ những đối tượng nào ?
    - Ba là : Tổ chức quản lý sản xuất như thế nào để hoạt động trong doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo đã được vạch ra ?
    Ba câu hỏi trên đều xoay quanh vấn đề là làm sao doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận tối đa trong khi chỉ phải bỏ ra một lượng chi phí tối thiểu.


    Muốn vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường quản lý trên tất cả các mặt hoạt động của mình bởi vì cơ chế quản lý lỏng lẻo, không đồng bộ, không thống nhất từ trên xuống là tiền đề khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, sản phẩm của doanh nghiệp thiếu tính cạnh tranh làm cho quá trình tiêu thụ bị đình trệ nên không thanh toán được các khoản nợ, và dẫn tới kết cục tất yếu là phá sản.


    Mục lục
    Lời nói đầu
    Chương 1
    1.1 Doanh nghiệp và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
    1.1.1 Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
    1.1.2 Khái quát về quản trị tài chính doanh nghiệp
    1.1.2.1 Tài chính doanh nghiệp
    1.1.2.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp.
    1.1.2.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
    1.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính trong doanh nghiệp
    1.2.1 Phân tích tài chính và sự cần thiết của phân tích tài chính
    1.2.1.1 Phân tích tài chính
    1.2.1.2 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
    1.2.2 Mục tiêu, tầm quan trọng của phân tích tài chính
    1.2.2.1 Mục tiêu
    1.2.2.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính
    1.3. Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp
    1.3.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
    1.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
    1.3.3 Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn
    1.3.4 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
    1.3.5 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
    1.4 Tài liệu, phương pháp phân tích
    1.4.1 Tài liệu phân tích
    1.4.2 Phương pháp phân tích
    1.4.2.1 Phương pháp so sánh
    1.4.2.2 Phương pháp hệ số
    1.4.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
    Chương 2
    2.1 Khái quát tình hình hoạt động của công ty
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
    2.1.2 Đặc điểm cơ bản liên quan đến quá trình phân tích
    2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Nhà xuất bản
    2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
    2.1.2.3 Đặc điểm về sản phẩm Nhà xuất bản Bản đồ
    2.1.2.4 Đặc điểm về thị trường
    2.1.3 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
    2.1.3.1 Nguyên tắc tổ chức kinh doanh
    2.1.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh
    2.1.3.3Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
    2.2 Phân tích đánh giá tình hình tài chính Nhà xuất bản Bản đồ
    2.2.1 Phân tích tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp
    2.2.1.1 Đánh giá chung về khả năng thanh toán
    2.2.1.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng vềkhả năng thanh toán của Nhà xuất bản Bản đồ
    2.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
    2.2.2.1 Hệ số nợ
    2.2.2.2 Tỷ suất tự tài trợ
    2.2.2.3 Tỷ suất đầu tư
    2.2.2.4 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
    2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
    2.2.3.1 Phân tích nhóm chỉ số hoạt động của hàng tồn kho
    2.2.3.2 Phân tích chỉ số hoạt động của khoản phải thu
    2.2.3.3 Phân tích nhóm chỉ số hoạt động của vốn lưu động
    2.2.3.4 Phân tích chỉ số hoạt động của tài sản cố định
    2.2.3.5 Phân tíchchỉ số hoạt động của toàn bộ vốn
    2.2.4 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
    2.2.5 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
    2.2.5.1 Doanh lợi doanh thu
    2.2.5.2 Doanh lợi tổng vốn (tỷ suất lợi nhuận tồng vốn kinh doanh
    2.2.5.2 Doanh lợi vốn chủ sở hữu
    2.2.6 Vận dụng sơ đồ DUPONT để đánh giá tình hình tài chính
    2.2.6.1 Mối quan hệ tương tác giữa hệ số tỷ suấtlợi nhuận ròng vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận doanh thu
    2.2.6.2 Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu
    Chương 3
    3.1 Những vấn đề rút ra từ việc phân tích tài chính của Nhà xuất bản Bản đồ
    3.1.1 Những ưu điểm đạt được
    3.1.2 Những mặt hạn chế và tồn tại
    3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Bản đồ .
    3.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
    từ công tác quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Bản đồ.( trang 60)
    3.2.2 Những giải pháp cần thiết trong công tác quản trị tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. ( trang 61
    3.2.2.1 Thực hiện các giải pháp cân đối cơ cấu vốn
    3.2.2.2 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
    3.2.2.3 Các biện pháp đẩy nhanh việc thu hồi và thanh toán các khoản nợ
    3.2.2.4 Nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp
    Lời kết
     
Đang tải...