Thạc Sĩ Đánh giá tình hình sức khoẻ và tai nạn, thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ ở một số tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận án tiến sĩ
    Định dạng file word

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Lao động trong các tàu đánh cá, ngư dân đánh bắt hải sản phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của biển và điều kiện bất lợi trên tàu biển. Khí hậu trên biển, nắng, gió biển, sóng biển, những hiểm nguy luôn rình rập như bão biển, là những yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lao động. Thêm vào là điều kiện lao động trên tàu, như tiếng ồn, rung lắc không gian làm việc chật hẹp, thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe có hạn tạo ra môi trường lao động có tính đặc thù riêng của ngành khai thác biển. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã khẳng định môi trường lao động trên biển là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của người lao động trên biển.
    Những năm gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về sức khỏe của người lao động trên biển nhưng chủ yếu là tập trung vào nhóm thuyền viên vận tải đường dài. Vì vậy, nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe nghề nghiệp của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực.
    Đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau:
    1. Khảo sát điều kiện lao động và sinh hoạt của ngư dân làm việc trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở một số tỉnh phía nam Việt Nam.
    2. Xác định biến đổi một số chỉ tiêu chức năng sinh lý trước và sau một hành trình đánh bắt xa bờ.
    3. Đánh giá tình hình sức khoẻ và tai nạn, thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ ở một số tỉnh phía nam Việt Nam.
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    - Đã xác định được đặc điểm điều kiện lao động và sức khỏe bệnh tật của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ hệ thống và toàn diện.
    - Khảo sát được sự biến đổi môi trường lao động và một số chỉ số tâm sinh lý (tim mạch, thị lực, thính lực, trạng thái căng thẳng cảm xúc .) trước sau hành trình đánh bắt hải sản xa bờ.
    - Xác định được mô hình tai nạn thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ, góp phần đề ra giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho cộng đồng nói chung và ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ nói riêng.

    Chương 1
    TỔNG QUAN
    Các loại nghề khai thác cá biển ở nước ta rất đa dạng (trên 20 loại nghề), nhưng đối với nghề đánh bắt cá xa bờ, thì bao gồm lưới kéo: 30,6%; lưới rê: 21,3%, nghề câu: 18,6%, nghề vây: 7,5% và các nghề khác là 22,0% số lượng tàu thuyền.
    Nhiều nghiên cứu khẳng định môi trường lao động trên biển là yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát sinh bệnh tật của ngư dân.
    Kaerlev L. (2007) cho rằng điều kiện làm việc của ngư dân ảnh hưởng sức khỏe của họ. Các bệnh có tỷ lệ cao là viêm phế quản, khí phế thũng, ung thư phổi, hội chứng Raynaud. Ehara M. (2006) phân tích hồ sơ 51,641 ngư dân Nhật Bản mắc bệnh từ 1986- 2000 thấy các bệnh phổ biến là bệnh hệ tiêu hóa, cơ xương và tim mạch, có liên quan với tuổi nghề đi biển.
    Môi trường lao động trên tàu biển dễ làm lây lan bệnh truyền nhiễm, Gray N. J. (1993) kiểm tra X quang lồng ngực 1.471 ngư dân ở Darwin thấy có 31 người (2,1%) lao phổi, 15 người cấy đờm dương tính. Szymańska K.(2006) thấy từ 1960-1999 có 51 thuyền viên và ngư dân tự tử. Các yếu tố liên quan là do ảnh hưởng môi trường lao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...