Luận Văn Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ Lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU


    Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có hệ thống sông ngòi chằn chịt đặt biệt là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu dài trên 120km cung cấp một lượng phù sa lớn đạt 1000 triệu tấn /năm . Vì vậy, diện tích đất của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa (khoảng 1.800.000ha) và đất phèn khoảng (1.100.000ha), đồng thời đây là khu vực nhiệt đới gió mùa tiềm năng cho việc trồng lúa nên đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Những tỉnh có diện tích trồng lúa chủ lực của vùng (Theo số liệu thông kê năm 2007 của Cục thống kê) là Long An (11,4%), Đồng Tháp (11,9%), Kiên Giang (14,9%), An Giang (13,7%)
    Tuy nhiên trước sự phát triển của khoa học công nghệ, và tiến trình hội nhập của đất nước thì ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng lúa nói riêng vẫn còn phát triển chậm, chất lượng lúa chưa cao, việc thu hoạch và bảo quản còn thô sơ . Bên cạnh đó đầu ra của mặt hàng này còn bấp bênh, người nông dân phụ thuộc nhiều vào thương lái, hiện tượng trúng mùa rớt giá vẫn thường xuyên xảy ra gây hoang mang cho nông dân họ bỏ đất canh tác lúa chuyển sang canh tác các cây giống khác.Vì vậy yêu cầu bức thiết hiện nay là cần phải đánh giá đúng tình hình thị trường lương thực để định hướng đầu tư thâm canh và ổn định đầu ra cho mặt hàng này, giúp cho nhà nông thu được hiệu quả kinh tế cao và lâu dài góp phần đưa nền kinh tế nông nghiệp của vùng ngày càng phát triển.
    Từ những vần đề trên, đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ Lúa ở đồng bằng sông Cửu Long” sẽ phân tích kĩ hơn thực trạng sản xuất và tiêu thụ Lúa hiện nay trên đồng bằng sông Cửu Long nhằm đề xuất các giải pháp phát triển mặt hàng này.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung:

    Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa trên đồng bằng sông Cửu Long nhằm đề xuất các giải pháp giúp gia tăng hiệu quả sản xuất, ổn định đầu ra cho mặt hàng này. Thông qua đó có thể giúp cho nông dân có thể nâng cao thu nhập của mình.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Khái quát chung về tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ lúa trên cả nước.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
    - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với mặt hàng này
    - Đề xuất các giải pháp cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa trên Đồng bằng sông Cửu Long nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1 Phương pháp thu thập số liệu:

    Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, internet, các báo cáo hàng năm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm thông tin nông nghiệp nông thôn, .
    - Ưu điểm:
    + Tiết kiệm chi phí.
    + Được sử dụng để viết về thực trạng, tình hình của đối tượng nghiên cứu.
    + Làm cơ sở để đối chiếu với thực tế.
    - Nhược điểm:
    + Số liệu được tổng hợp theo ý của người khác nên chỉ sử dụng được một phần.
    3.2.Phương pháp xử lý số liệu
    Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, bao gồm so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa năm 2008 so với năm 2007, và so với 2006:
    Tăng/giảm số tuyệt đối =Năm thực hiện – Năm kế hoạch


    3.3. Phương pháp phân tích
    o Mục tiêu 1:Khái quát chung về tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ lúa trên cả nước. Sử dụng nguồn số liệu thu thập từ nguồn tổng cục Thống Kê, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
    o Mục tiêu 2: Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa trên đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng phương pháp phân tích định lượng: phân tích thống kê mô tả, dựa trên những số liệu được tính toán từ nguồn tổng cục Thống Kê, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn để tổng kết, đánh giá được tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2006 đến năm 2009.
    o Mục tiêu 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với mặt hàng này. Sử dụng phương pháp phân tích định tính tổng quan để mô tả việc xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian qua, xem xét và nhận xét được ưu và nhược điểm của việc xuất khẩu nông sản.
    o Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Sử dụng phương pháp phân tích định tính thảo luận để cung cấp thông tin, quan điểm, đề xuất biện pháp nâng cao xuất khẩu trong thời gian tới.
    4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Không gian: đề tài tập trung phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên đồng bằng sông Cửu Long.
    - Thời gian: các số liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập trong 4 năm: 2006, 2007, 2008 và 2009.
    - Giới hạn về nội dung: Các thông tin về thị trường lương thực trên đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài tập trung phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của đồng bằng sông Cửu Long.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...