Luận Văn Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2011

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế thị trường mở cửa, dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng đất của người dân cũng tăng lên, việc dành ra quỹ đất để tập trung phát triển các khu công nghiệp, khu công trình công cộng cũng được quan tâm trú trọng. Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau quan hệ đất đai vốn phức tạp ngày càng trở lên phức tạp hơn. Các hiện tượng tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều, vấn đề giao đất, cho thuê đất, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất đai sai mục đích, trái thẩm quyền diễn ra phổ biến; việc sử dụng đất lãng phí, thiếu tính khoa học và đồng bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương.
    Nhằm thực hiện việc quản lý đất đai theo quy chế chặt chẽ, phải nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, công dân, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất. Từ đó có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả, sử dụng tiết kiệm nhằm vừa phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ quỹ đất hiện có cho các thế hệ con em trong tương lai. Mỗi địa phương cần phát huy lợi thế hiện có, tận dụng tối đa các nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt như kỹ thuật, vốn, trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu qua quản lý và sử dụng đất đai.
    Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và được sự hướng dẫn của thầy giáo GVC. TS. Phạm Phương Nam, Bộ môn Quản lý đất đai, em thực hiện Đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2011”.
    1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
    1.2.1. Mục đích
    - Nghiên cứu những cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của quản lý Nhà nước về đất đai.
    - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất đai của huyện Si Ma Cai giai đoạn 2006 - 2011. Trên cở sở đó đánh giá việc thực hiện 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và tình hình quản lý đất đai của huyện trên các mặt tích cực và hạn chế.
    - Tìm ra nguyên nhân tồn tại và đề ra những giải pháp giải quyết tồn tại đó từ đó kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý đất đai của huyện.
    - Đề xuất một số phương hướng, biện pháp nhằm phát huy mặt tích cực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất đai.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Nắm vững được 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
    - Số liệu, tài liệu điều tra nghiên cứu phải được thu thập chính xác trên cơ sở hồ sơ địa chính của huyện Si Ma Cai.
    - Nắm bắt, đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Si Ma Cai giai đoạn 2006 - 2011. Trên cơ sở đó đưa ra được các đề xuất, kiến nghị và biện pháp, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình địa phương nhằm giúp cho cơ quan nhà nước quản lý đất đai của địa phương quản lý chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất đai.




    PHẦN II
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    2.1. Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý đất đai
    Cơ sở khoa học của công tác quản lý đất đai được nhà nước ta cụ thể hoá bằng hàng loạt các văn bản luật do nhà nước ban hành. Từ năm 1987 đến nay Nhà nước ta đã ban hành Luật Đất đai năm 1987, 1993, 1998, 2001, 2003 nhằm hợp lý hoá, thực tiễn hoá góp phần ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất trên cả nước, cụ thể như sau:
    - Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Trong thời gian này tuy chưa có Luật Đất đai nhưng hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà nước về đất đai ra đời.
    - Ngày 18/12/1980 Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi, trong đó quy định: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên cả nước, lần đầu tiên Nhà nước xác lập đầy đủ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai.
    - Ngày 29/12/1987, Quốc Hội thông qua Luật Đất đai đầu tiên năm 1987. Đến năm 1992, Hiến pháp ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (Điều 17). Trên cơ sở đó, ngày 14/07/1993 Luật Đất đai sửa đổi năm 1993 được ban hành, đây là văn bản đầu tiên Nhà nước xác nhận đất đai có giá đồng thời thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, sự biến động đất đai theo quy luật cung cầu.
    Tuy nhiên trải qua 5 năm thực thi luật, Luật Đất đai 1993 đã lạc hậu rất nhanh so với thực tế việc quản lý và sử dụng đất. Chẳng hạn, Luật Đất đai 1993 không chỉ có hai đối tượng liên quan đến lĩnh vực đất đai (như quy định ở Luật Đất đai năm 1987) mà còn phát sinh các đối tượng khác như Cơ quan nhà nước, các tổ chức - đoàn thể, nông trường và thiếu những quy định về đất tạo cơ sở hạ tầng, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác, chế độ sử dụng đất của các cơ quan tổ chức Trước những bất cập đó luật Đất đai 1998 được ban hành nhằm cải thiện tình hình quản lý, sử dụng đất trong cả nước sau khi có Luật Đất đai 1993.
    Để thực tiễn hoá trong lĩnh vực đất đai ngày 26/11/2003 Quốc Hội thông qua Luật Đất đai 2003 thay thế Luật Đất đai năm 1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Luật Đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai là:
    1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
    2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
    3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
    4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
    6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
    8. Quản lý tài chính về đất đai.
    9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
    10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
    11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
    12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
    13. Quản lý các dịch vụ công về đất đai.
    Để cụ thể hóa Luật Đất đai 2003, đã ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện như:
    - Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai, thi hành Luật Đất đai 2003.
    - Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2005.
    - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
    - Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
    - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ.
    - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất.
    - Thông tư 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 v/v : Hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP
    - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    - Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất.
    - Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
    - Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...