Tài liệu Đánh giá tình hình quản lý đất đai giai đoạn 2003-2008 của xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Thành phố H

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Đánh giá tình hình quản lý đất đai giai đoạn 2003-2008 của xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

    PHẦN THỨ NHẤT
    Đặt vấn đề:
    Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quư giá và có hạn, nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dưng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xă hội, an ninh và quốc pḥng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đă tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Nhận thức được tầm quan trọng của đất đai, Nhà nước ta đă ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, để điều chỉnh về lĩnh vực đất đai.
    Đă có nhiều quy định của Nhà nước khẳng định và nhấn mạnh rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Cụ thể, Hiến pháp năm 1946, đă khẳng định: “ quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tại Hiến pháp 1959 và hiến pháp 1980, Nhà nước được coi là nhà quản lư lớn nhất khi “ Nhà nước quản lư đất đai theo quy hoạch chung, nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lư và tiết kiệm”. Luật Đất đai 1987 cũng khẳng định “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Điều 5 Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003 tiếp tục tư tưởng Êy khi khẳng định “ Đất đai thuộc sở hữu toàn đân do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu”.
    Luật Đất đai năm 2003 là kết quả của một quá tŕnh thực hiện và rút kinh nghiệm từ thực tiễn, đồng thời kế thừa những quy định hợp lư của các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai trước đó. Kể từ khi có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2004) đến nay, Luật Đất đâi năm 2003 đă góp phần quan trọng trong việc thể chế hóa đường lối của Đảng, tạo khuôn khổ pháp lư ngày càng hoàn chỉnh hơn, để điều chỉnh có hiệu quả quan hệ về quản lư và sử dụng đất, thúc đẩy quan hệ này phát triển theo hướng tích cực, nguyên tắc pháp quyền xă hội chủ nghĩa từng bước được đề cao hiệu lưc, hiệu quả quản lư điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh pháp triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xă hội của đất nước. Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực cũng lam cho sè vô vi phạm trong quản lư và sử dụng đất có chiều hướng giảm dần, bước đầu khắc phục t́nh trang giao đất, cho thuê trái thẩm quyền, giao đất không đúng đối tượng. Đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn. Thủ tục hành chính về đất đai đă minh bạch và cụ thể, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Cơ chế “ một cửa” trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai được thiết lập tại nhiều địa phương .
    Nh­ chóng ta cũng đă biết trong công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay. Đảng, Nhà nước ta luôn luôn chú ư đến nhân tố con người; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xă hội. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là: “ Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, v́ nhân dân”. Mà đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước là chủ sở hữu và thống nhất quản lư; nhà nước giao đất cho thuê đất các tổ chức, hộ gia đ́nh và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật.
    Có thể nói đất đai là vấn đề quan trọng xuyên suốt trong mọi thời điểm Nhà nước ta coi việc quản lư chặt, nắm chắc tài nguyên đất là một trong những mục tiêu để phục vụ cho chiếm lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quản lư đất đai là mục tiêu của mọi quốc gia, mọi thời đại, nhằm bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước về đất đai bảo vệ sử dụng đất có hiệu quả.
    Việc sử dụng đất đai là vấn đề đặt ra ngay từ khi con người biết chăn nuôi, trồng trọt, vấn đề quản lư đất tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực ra nó rất phức tạp, bởi vậy nên trách nhiệm của chúng ta là phải quản lư sử dụng đất đai một cách khoa học, hiệu quả trên cơ sở bảo vệ, cải tạo đất ngày càng tốt hơn, sử dụng đất tiết kiệm lâu bền hơn.
    Xă Ngọc Hồi nằm ở phía Nam huyện Thanh Tŕ là cửa ngơ phía Nam của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thị trấn huyện khoảng 3 km. Địa giới hành chính của xă theo quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội nằm trong khu vực đang đô thị hóa mạnh. Diện tích tự nhiên toàn xă là 375.0304 ha. Trong những năm gần đây, quá tŕnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xă hội của xă, một mặt do nhận thức đúng mức về công tác quản lư đất đai là tài sản đặc biệt, là nguồn lực quan trọng và là nguồn vốn to lớn của Huyện. Do có được sự quan tâm của Đảng bộ, HĐND,UBND, các pḥng, ban ngành đoàn thể nhân dân, đặc biệt sự quan tâm chú trọg của Cán bộ địa chính ở cơ sở nên công tác quản lư đất đai được quan tâm chú trọng. Do đó người sử dụng đất yên tâm và gắn bó hơn với đất đai, đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn, công tác quản lư đất đai được chặt chẽ hơn, khoa học hơn, so với nhiều năm trước việc người dân khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp hầu như là không có, tranh chấp đất đai giảm đi rơ rệt, công tác giải phóng mặt bằng được người dân, các cấp chính quyền ủng hộ . Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong phạm vi toàn Huyện nói chung và xă Ngọc Hồi nói riêng c̣n hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng cho phép, tốc độ chuyển dịch cơ cấu c̣n chậm, sản xuất nông lâm nghiệp c̣n mang tính tự túc, tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, chưa tạo ra được vùng sản xuất chuyên canh tập trung có sản lượng hàng hóa lớn. Cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước, thông tin, bưu chính viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân hiện nay, việc thu hồi các nguồn đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn toàn Huyện c̣n hạn chế nhiều, công tác quản lư đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu so với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay
    Tóm lại, trong quá tŕnh tổ chức quản lư về sử dụng đất đai c̣n hạn chế và một số vấn đề mới nảy sinh, tiềm năng đất đai của toàn Huyện nói chung và xă Ngọc Hồi nói riêng chưa được phát huy và sử dụng có hiệu quả, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, bên cạnh đó do đất đai có nguồn gốc phức tạp, việc nhà nước thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng c̣n gặp nhiều khó khăn. T́nh trạng sử dụng đất đai ngoài sự kiểm soat của pháp luật vẫn xẩy ra, đồng thời công tác bồi dưỡng nghiệp vvụ, chuyên môn, phương pháp tổ chức thực hiện, hướng dẫn và tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước trong công tác quản lư đất đai chưa cao .
    Xuất phát từ thực trạng trên, một trong những yêu cầu cần thiết của công tác quản lư đất đai hiện nay là cần phải t́m hiều, đánh giá một cách chi tiết trong công tác quản lư Nhà nước về đất đai của các cấp, các ngành.
    Được sự phân công của Khoa Tài nguyên và Môi trường- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, được sự quan tâm hướng dẫn của Thầy giáo TS. Nguyễn Khắc Thời- Phó trưởng và giảng viên chính Bộ môn địa chính, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “ Đánh giá t́nh h́nh quản lư đất đai giai đoạn 2003-2008 của xă Ngọc Hồi, huyện Thanh Tŕ, Thành phố Hà Nội”.
    1. MỤC ĐÍCH:
    - Nghiên cứu cơ sở lư luận và những căn cứ pháp lư của công tác quản lư đất đai.
    - Điều tra thu thập số liệu, tài liệu quản lư đất đai của xă Ngọc Hồi, huyện Thanh Tŕ, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2003-2008. Trên cơ sở đó đánh giá việc thực hiện 13 nội dung quản lư Nhà nước đất đai của xă và đề xuất một số biện pháp giúp cho các cơ quan Nhà nước quản lư chặt chẽ, nắm chắc nguồn tài nguyên đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
    1.2. YÊU CẦU:
    - Nắm vững 13 nội dung quản lư về quản lư đất đai.
    - T́nh h́nh quản lư đất đai của xă Ngọc Hồi, huyện Thanh Tŕ, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2003-2008.
    - Những kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của địa phương.













    PHẦN THỨ 2:
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn về công tác quản lư và sử dụng đất đai .
    Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đă xây dùng một hệ thống chính sách, văn bản pháp luật quy định chƠ độ quản lư và sử dụng đất đai tạo hành lang pháp lư trong quản lư và sử dụng đất trên phạm vi cả nước, đó chính là cơ sở khoa học và tính pháp lư của công tác quản lư và sử dụng đất đai.
    Quyền sở hữu đất đai được nhà nước ta khẳng định qua các Hiến pháp từ năm 1980 đến Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1988 đến Luật Đất đai năm 1993 như sau: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lư.
    Nhằm thực hiện tốt mục tiêu: Toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước đều do Nhà nước thống nhất quản lư theo quy hoạch và kế hoạch chung, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lư, tiết kiệm, đúng mục đích và phát triển theo hướng xă hội chủ nghĩa.
    Cơ sở khoa học của công tác quản lư sử dụng đất được thể hiện cụ thể thông qua các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành:
    Năm 1988 Luật Đất đai đầu tiên của nước ta ra đời đấnh dấu bước phát triển trong công tác Quản lư đất đai là tiền đề đưa đất đai vào sử dụng một cách nề nếp.
    Sau 5 năm thực hiện nhận thấy Luật Đất đai năm 1988 bộc lộ nhiều điều không phù hợp với sự phát triển kinh tế - xă hội của đất nước trong giai đoạn mới. Trên cơ sở Luật Đất đai năm 1988 và căn cứ vào điều 17, điều 18 và điều 84 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Đất đai năm 1993 ra đời; Năm 2000 Luật sửa đổi bổ sung được ban hành, đến năm 2001 Luật Đất đai lại được sửa đổi lần nữa.
    Để cụ thể hoá Luật Đất đại năm 1993 và luật sửa đổi bổ sung năm 200, 2001, Nhà nước ta ban hành các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, . nhằm hướng đẫn thực hiện nội dung quản lư Nhà nước về đất đai.
    + Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 25/10/1993 và Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 28/09/1999 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hé gia đ́nh, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
    + Nghị định số 73/NĐ- CP ngày 25/10/1993 quy định về phân hạng đất, tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
    + Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/ND-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
    + Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    + Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/12/2002 về hoạt động đo đạc và bản đồ.
    Đặc biệt Luật Đất đai năm 2003 ra đời đă đáp ứng kịp thời sự nghiệp phát triển kinh tế - xă hội của đất nước, Luật Đất đai năm 2003 đă nêu rơ nội dung quản lư nhà nước về đất đai (khoản 02 điều 6 Luật Đất đai năm 2003). Luật Đất đai sửa đổi được ban hành đă đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới cơ chế quản lư kinh tế nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế quản lư c̣.
    Để Luật đất đai 2003 thực hiện phù hợp với t́nh h́nh thực tế. Chính phủ đă ban hành các Nghị định, bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các thông tư hướng dẫn:
    - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
    - Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
    - Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng đẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
    - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn lập chỉnh lí, quản lí hồ sơ địa chính.
    - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    - Thông tư số 01/2007/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ- CP về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
    Như vậy, ở giai đoạn nào th́ công tác quản lư đất đai cũng được quan tâm, chú ư. Nhà nước đă xây dựng một cơ chế quản lư đất đai từ Trung ương đến địa phương đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
    2.2. T́nh h́nh quản lư đất đai và sử dụng đất đai trên thế giới.
    Tổng diện tích đất tự nhiên của thế giới là 511 triệu km[SUP]2[/SUP], trong đó đất lục địa có 148 triệu km[SUP]2[/SUP]. C̣n lại biển và đại dương là 363 triệu km[SUP]2[/SUP]. Theo tổ chức Lương Thực Thế Giới (FAO) th́ đất được phân bố ra các loại sau:
    - 20% đất có nhiệt độ quá lớn (>25[SUP]0[/SUP]C)
    - 20% đất có độ dốc quá lớn
    - 20% đất hoang mạc và sa mạc
    - 20% đất có nhiệt độ dưới - 5[SUP]0[/SUP]C (<5[SUP]0[/SUP]C)
    - 10% đất canh tác
    - 10% đất có đồng cỏ tự nhiên.
    Diện tích đất canh tác trên thế giới được phân bố không đều trên các Châu lục. Đất nông nghiệp trên thế giới chiếm 10% tương đương với khoảng 1.476 triệu ha, trong đó đất đồi, núi đá là 973 triệu ha. Vùng Đông Nam Á và Thái B́nh Dương hiện nay (đất nông nghiệp của 27 nước đang phát triển và 3 nước phát triển) là 453 triệu ha, ngoài ra các loại đất khác nhau cũng phân bố không đều, do việc quản lư đất đai ở mỗi quốc gia trên thế giới có những nét chung và những điểm riêng mang sắc thái đặc trưng.
    Hiện nay, trên thế giới tồn tại 2 hệ thống quản lư đất đai theo hồ sơ: Hệ thống địa bạ (Desd System) và hệ thống bằng khoán (Title System). Hệ thống địa bạ đă được sử dụng từ lâu bao gồm các sổ sách địa chính, mô tả thửa đất theo biểu, sơ đồ và các giấy tờ pháp lư khác dựa trên cơ sở khế ước, văn tự được pháp luật thừa nhận. Khi các mối quan hệ đất đai trở lên phức tạp hơn, người ta sử dụng hệ thống hồ sơ hiện đại gọi là hệ thống bằng khoán bao gồm: Bản đồ địa chính, hồ sơ đăng kư đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về mặt lư luận cũng như thực tiễn th́ hệ thống này giúp chính quyền các cấp quản lư cụ thể hơn, chặt chẽ hơn và thống nhất hơn.
    Cho đến ngày nay, một số nước vẫn dùng hệ thống địa bạ. Một số nước th́ chuyển sang quản lư theo kiểu bằng khoán, có những nước sử dụng cả 2 loại hệ thống hồ sơ quản lư theo giá trị từng loại đất (địa bạ sử dụng cho các loại đất có giá trị sử dụng thấp, c̣n bằng khoán sử dụng cho các loại đất có giá trị kinh tế cao hơn).
    Ngoài ra việc quản lư hồ sơ và sử dụng đất c̣n phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, t́nh h́nh phát triển kinh tế - xă hội của mỗi quốc gia.
    Dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa, đất đai nằm trong tay những nhà Tư bản, việc quản lư lỏng lẻo khiến họ tự do sử dụng, khai thác tối đa lợi nhuận có thể trên mảnh đất của họ. Trong chế độ Xă hội chủ nghĩa, sau khi chính quyền về tay nhân dân việc quản lư sử dụng đất đai ngày càng được củng cố chặt chẽ hơn và đem lại hiệu quả cao hơn cho xă hội.
    2.3. T́nh h́nh quản lư và sử dụng đất đai ở Việt Nam.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Loại đất
    [/TD]
    [TD]Diện tích (ha)[/TD]
    [TD]Cơ cấu (%)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng diện tích tự nhiên[/TD]
    [TD]32.924.061[/TD]
    [TD]100[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Đất nông nghiệp[/TD]
    [TD]9.345.346[/TD]
    [TD]28,38[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Đất lâm nghiệp[/TD]
    [TD]11.575.429[/TD]
    [TD]35,16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Đất phi nông nghiệp[/TD]
    [TD]1.976.021[/TD]
    [TD] 6,01[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Đất chưa sử dụng[/TD]
    [TD]10.027.265[/TD]
    [TD]30,45[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    2.3.1. T́nh h́nh sử dụng đất ở Việt Nam.
    Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường ta có bảng 01.
    Bảng 01: Thống kê diện tích và cơ cấu loại đất của Việt Nam năm 2004
    ( Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2005)
    Qua bảng 01 ta thấy: Nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên là 32.924.061 ha, đứng thứ 58 trên thế giới. Về dân số Việt Nam đứng thứ 17 trên thế giới. Với diện tích b́nh quân trên đầu người là 0,51 ha. Là một trong 40 nước có tổng diện tích đất b́nh quân thấp nhất hiện nay.
    Đảng và Nhà nước chủ trương đÈy mạnh việc quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, trong đó nhấn mạnh đổi mới chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế sử dụng đất phải trả tiền, chủ động phát triển vững chắc thị trường bất động sản, trên cơ sở quản lư và điều tiết của Nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Nhà nước thực hiện đấu giá đất để đầu tư kinh doanh nhà đất, sẽ không giao hoặc nhượng quyền sử dụng đất để từng gia đ́nh làm nhà ở riêng lẻ tại các đô thị lớn hoặc các đô thị có quỹ đất Ưt mà sẽ giao cho các tổ chức xây dựng một cách đồng bộ các khu chung cư mới.
    Nhà nước quy định, với loại đất liên quan đến mục đích an ninh quốc pḥng, có quy chế đặc biệt về quy hoạch sử dụng đất và giao loại đất này khi chưa có nhu cầu sử dụng cho địa phương tạm sử dụng.
    2.3.2. T́nh h́nh quản lư nhà nước về đất đai ở nước ta.
    Ngày 01/07/1980 Quốc hội nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp mới, trong đó tại điều 19, điều 20 của Hiến pháp đă khẳng định: Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lư.
    Để quản lư sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Nhà nước đă ban hành các văn bản pháp luật Từ năm 1993 đến nay.
    + Văn bản thuộc thẩm quyền Quốc hội có:
    - Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp;
    - Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất (Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ V thông qua ngày 22/06/1994).
    - Pháp lệnh thuế nhà đất ngày 31/07/1992 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.- Nghị quyết quy định khung giá thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/07/1994).
    - Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất (Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27/08/1996).
    - Nghị quyết 338/1997/NQ-UBTVQH9 ngày 05/03/1997 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác.
    + Văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ:
    - Nghị định số 80/CP ngày 16/01/1993 của Chính phủ về việc giao đất Lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đ́nh cá nhân.
    - Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hé gia đ́nh, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
    - Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đ́nh, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
    - Nghị định số 12/CP ngày 22/02/1994 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Địa chính.
    - Nghị định số 34/CP ngày 23/04/1994 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính.
    - Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ quy định quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
    - Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về việc mua bán và kinh doanh nhà ở.
    - Nghị định số 84/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định về việc thực hiện pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đ́nh sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích.
    - Nghị định số 87/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất.
    - Nghị định số 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định chế độ quản lư và sử dụng đất đô thị.
    - Nghị định số 89/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất và tiền lệ phí địa chính.
    - Nghị định số 90/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc pḥng, lợi Ưch quốc gia, lợi Ưch công cộng.
    - Nghị định số 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định điều lệ quản lư quy hoạch đô thị.
    - Nghị định số 114/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
    - Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.
    - Nghị định số 94/CP ngày 25/08/1995 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất.
    - Nghị định số 09/CP ngày 12/02/1996 của Chính phủ quy định về chế độ quản lư, sử dụng đất an ninh, quốc pḥng.
    - Nghị định số 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lư sử dụng đất đai.
    - Chỉ thị số 08/1998/CT - TTg ngày 18/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 5 năm thi hành Luật đất đai.
    - Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
    - Chỉ thị số 18/CT - TTg 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh và hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiếp công việc của chỉ thị số 10/CT - TTg.
    - Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
    - Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/4/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
    - Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    - Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
    + Văn bản của các Bộ, Ngành:
    - Thông tư số 62/TTLB/BNN - TCĐC ngày 06/06/2000 của Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Địa chính hướng dẫn về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    - Thông tư số 1883/TT - TCĐC ngày 12/11/2001 của Tổng cục Địa chính về mẫu hợp đồng cho thuê lại đất.
    - Thông tư số 1990/2001/TT - TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn đăng kư đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    - Thông tư số 2074/2001/TT - TCĐC ngày 24/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn lập tŕnh tự lập xét duyệt hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức gia đ́nh, cá nhân trong nước.
    Luật đất đai năm 2003 đă được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, trong kỳ họp thứ IV Quốc hội khoá XI. Luật này có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2007. Sau gần 4 tháng kể từ ngày luật này có hiệu lực, Chính phủ đă ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn.( như phần cơ sở pháp lư)
    Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai đă giúp cho công tác quản lư nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ và sử dụng đất ngày càng tốt hơn, tiết kiệm, hiệu quả.
    * Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính;
    Vào cuối tháng 10 năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường đă tổ chức công bố hệ thống bản đồ địa h́nh tỷ lệ 1/50000 phủ trùm cả nước. Ngành đo đạc bản đồ đă tập trung lực lượng để hoàn thành việc đo vẽ bản đồ địa chính cho toàn bộ đất lâm nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lư tỷ lệ 1/2000 phục vụ quy hoạch và quản lư các thành phố lớn, tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10000 phục vụ quy hoạch và quản lư các vùng kinh tế trọng điểm. Công tác đo đạc và bản đồ hướng tới nhiệm vụ trọng tâm phục vụ giám sát, quản lư tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt-Trung, biên giới Việt- Lào được thực hiện theo đúng kế hoạch. Do vậy trong thời gian tới cần phải tổ chức triển khai thực hiện và tiếp tục chỉ đạo các địa phương hoàn thiện việc lập bản đồ địa chính.
    * Công tác thống kê, kiểm kê đất đai:
    Việc làm cần thiết trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai là tập hợp và sắp xếp các số liệu đất đai đối với tất cả các đơn vị tập thể, cá nhân sử dụng đất về từng loại đất, hạng đất ở mỗi cấp quản lư. Đây là một việc hết sức quan trọng, bởi v́ thông qua công tác thống kê, kiểm kê giúp các cơ quan quản lư nắm bắt được t́nh h́nh đất đai. Chính v́ tầm quan trọng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai, ngày 31/03/1995 Tổng cục Địa chính ra chỉ thị 382/CT - ĐC quy định: “Việc thống kê đất đai được tiến hành 1 năm một lần, kiểm kê được tiến hành 5 năm một lần.
    Cơ quan quản lư đất đai lập biểu mẫu thống kê, kiểm kê diện tích kèm theo báo cáo thuyết minh phân tích t́nh h́nh sử dụng đất, biến động đất đai và đề xuất ư kiến đối với việc sử dụng đất trong những năm tiếp theo.
    * Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:
     
Đang tải...