Luận Văn đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp nông thôn mỹ xuyên

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm Tắt---—0—---​ Để hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được cải thiện thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Từ đó để có những biện pháp cải thiện những hạn chế yếu kém, đồng thời phát hiện điểm mạnh để phát huy hiệu quả cao hơn. Không riêng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà các ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi kết quả hoạt động của mình thông qua các hoạt động chính để kịp thời xử lý những tình huống xảy ra có thể gây bất lợi cho ngân hàng.
    An Giang là một tỉnh nông nghiệp với sản lượng lúa đứng hàng thứ nhất của cả nước. Do đó, nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, các ngân hàng trong tỉnh mà đặc biệt là các ngân hàng phục vụ nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu đó chưa.
    Ngân hàng Mỹ Xuyên là một ngân hàng TMCP nông thôn và đối tượng chủ yếu của ngân hàng là các hộ sản xuất nông nghiệp. Để biết được tình hình cung ứng vốn cho khách hàng và kết quả mà ngân hàng đã đạt được, tôi tiến hành đánh giá tình hình các hoạt động của ngân hàng qua 3 năm thông qua các hoạt động: huy động vốn, tình hình cho vay, khả năng sinh lợi của ngân hàng.
    Tiến hành nghiên cứu, tôi bắt đầu giới thiệu về lí do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, phương pháp, sau đó, tìm hiểu những cơ sở lý thuyết về ngân hàng và các chỉ tiêu để đánh giá kết tình hình động kinh doanh của các ngân hàng. Giới thiệu về ngân hàng Mỹ Xuyên, tìm hiểu tình hình hoạt động và kết quả đạt được thông qua các hoạt động chính của ngân hàng. Trước hết là xem xét hoạt động huy động vốn, sau đó là tình hình sử dụng vốn mà chủ yếu là thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng, cuối cùng là phân tích lợi nhuận từ các hoạt động của ngân hàng sau khi đã khấu trừ các chi phí. Trên cơ sở những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn này, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng. Từ đó, đề xuất các biện pháp mang tính chất tham khảo nhằm giải quyết các vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải. Nội dung của bài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:
    Chương 1: MỞ ĐẦU
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
    Chương 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây là lần đầu tiếp xúc thực tế tại ngân hàng, hơn nữa do còn hạn chế về vốn kiến thức thực tế nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cô, chú, anh, chị tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên và của tất cả các bạn.



    Mục lụcTrang​ 201382843" CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
    201382844" 1.1. Lý do chọn đề tài 1
    201382845" 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
    201382846" 1.3. Phương pháp nghiên cứu. 2
    201382847" 1.4. Phạm vi nghiên cứu. 2
    201382848" 1.5. Kết cấu nội dung đề tài 3
    201382849" CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
    201382850" 2.1. Một số vấn đề chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) 4
    201382851" 2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 4
    201382852" 2.1.2. Các chức năng của ngân hàng thương mại 4
    201382853" 2.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 4
    201382854" 2.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn. 4
    201382855" 2.1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng. 5
    201382856" 2.1.4. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng thương mại 5
    201382857" 2.1.4.1. Doanh thu. 5
    201382858" 2.1.4.2. Chi phí của ngân hàng. 5
    201382859" 2.1.4.3. Lợi nhuận của ngân hàng. 6
    201382860" 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 6
    201382861" 2.2.1. Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn. 6
    201382862" 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 6
    201382863" CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 10
    201382864" 3.1. Quá trình hình thành và phát triển. 10
    201382865" 3.2. Vai trò của ngân hàng. 10
    201382866" 3.3. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Mỹ Xuyên. 11
    201382867" 3.3.1. Chức năng. 11
    201382868" 3.3.2. Nhiệm vụ. 11
    201382869" 3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên. 11
    201382870" 3.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên. 12
    201382871" 3.4.2. Nhiệm vụ các phòng ban. 12
    201382872" 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua (2005-2007) 14
    201382873" 3.6. Những thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng Mỹ Xuyên gặp phải 15
    201382874" 3.7. Mục tiêu và phương hướng hoạt động năm 2008. 16
    201382875" CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 18
    201382876" 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn. 18
    201382877" 4.1.1. Tình hình biến động vốn trong thời gian qua (2005–2007) 18
    201382878" 4.1.1.1. Vốn chủ sở hữu. 19
    201382879" 4.1.1.2. Vốn huy động. 20
    201382880" 4.1.1.3. Vốn ủy thác. 21
    201382881" 4.1.1.4. Tài sản nợ khác. 21
    201382882" 4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn. 22
    201382883" 4.2. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng. 23
    201382884" 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay trong 03 năm 2005–2007. 23
    201382885" 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ. 24
    201382886" 4.2.3. Phân tích dư nợ. 26
    201382887" 4.2.4. Tình hình nợ quá hạn. 27
    201382888" 4.2.5. Đánh giá hiệu quả tín dụng. 28
    201382889" 4.3. Phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng. 31
    201382890" 4.3.1. Phân tích thu nhập. 31
    201382891" 4.3.1.1. Thu nhập từ lãi 33
    201382892" 4.3.1.2. Thu khác ngoài lãi 33
    201382893" 4.3.2. Phân tích chi phí 34
    201382894" 4.3.4. Đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng. 38
    201382895" 4.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên 40
    201382896" CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 44
    201382897" 5.1. Kết luận. 44
    201382898" 5.2. Kiến nghị 45
    201382899" 5.3. Hạn chế của đề tài 46

    ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​





    Danh mục các bảng---œ0œ---Trang​ Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mỹ Xuyên . 15
    Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng Mỹ Xuyên 18
    Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn 22
    Bảng 4.3: Tình hình cho vay 23
    Bảng 4.4: Tình hình thu nợ . 25
    Bảng 4.5: Tình hình dư nợ . 26
    Bảng 4.6: Tình hình nợ quá hạn 27
    Bảng 4.7: Các chỉ số phân tích hiệu quả tín dụng 29
    Bảng 4.8: Các thành phần thu nhập của ngân hàng . 32
    Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí ngân hàng . 35
    Bảng 4.10: Tình hình thu nhập của ngân hàng . 37
    Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng . 38


    ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ Danh mục các biểu đồ---œ0œ---Trang​ Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Mỹ Xuyên 19
    Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay . 23
    Biểu đồ 4.3: Tình hình thu nợ . 25
    Biểu đồ 4.4: Dư nợ của ngân hàng . 26
    Biểu đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn 28
    Biểu đồ 4.6: Các thành phần thu nhập của ngân hàng . 32
    Biểu đồ 4.7: Chi phí ngân hàng 35
    Biểu đồ 4.8: Tình hình thu nhập của ngân hàng . 37

    ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​






    Danh mục từ viết tắt---—0œ---Viết tắt Giải thích
    BQ Bình quân
    CP Cổ phần
    CSH Chủ sở hữu
    CV Cho vay
    DV Dịch vụ
    HĐ Huy động
    HĐCKH Huy động có kỳ hạn
    HĐKKH Huy động không kỳ hạn
    HĐTD Hoạt động tín dụng
    LN Lợi nhuận
    MX Mỹ Xuyên
    NH Ngân hàng
    NHTM Ngân hàng thương mại
    NV Nguồn vốn
    TCTD Tổ chức tín dụng
    TD Tín dụng
    TMCP Thương mại cổ phần
    TMCPNT Thương mại cổ phần nông thôn
    TNDN Thu nhập doanh nghiệp
    TP Thành phố
    TSCĐ Tài sản cố định
    UBND Ủy ban nhân dân
    VHĐ Vốn huy động
    VND Việt nam đồng



    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài
    Hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu và là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển của nền kinh tế. Xu thế này đang dần bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội trong đó có lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
    Trước xu thế đó, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì đòi hỏi phải có nhiều vốn để thực hiện mục tiêu phát triển đó. Do đó, sự phát triển của các tổ chức tín dụng mà đặc biệt là hệ thống ngân hàng sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở thành thị và nông thôn, từng bước làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, để có nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân, các tổ chức tín dụng cũng như hệ thống ngân hàng nói trên cần hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng không chỉ đơn thuần chỉ là hiệu quả về mặt kinh tế mà còn là hiệu quả xét về mặt xã hội, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế vùng.
    Cùng với sự phát triển nền kinh tế của cả nước, nền kinh tế An Giang ngày càng phát triển. Thành công này có sự góp phần của hệ thống ngân hàng trong đó có ngân hàng Mỹ Xuyên. Sự có mặt của ngân hàng Mỹ Xuyên không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế của tỉnh, phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần làm cho đời sống người dân bớt cơ cực, qua đó đã xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân ở độ tuổi lao động.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày trở nên sôi nổi và quyết liệt hơn. Do đó, mục tiêu của các nhà quản trị ngân hàng cần phải làm gì để có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Để hiệu quả kinh doanh ngày càng cao thì các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như: tình hình huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn mà hoạt động chính là cho vay, mảng dịch vụ của ngân hàng phải hoạt động ngày càng có hiệu quả, từ đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho hiệu quả của toàn hệ thống tốt hơn.
    Cũng như những ngân hàng khác, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên cũng cần thực hiện công việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trên từng lĩnh vực hoạt động của mình. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đồng thời có thể phát hiện ra những rủi ro để có biện pháp phòng ngừa kịp thời, góp phần nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng.
    Đây cũng chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên” để làm chuyên đề tốt nghiệp ra trường.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài nhằm các mục tiêu sau :
    - Tìm hiểu tình hình các hoạt động của ngân hàng mà chủ yếu là:

    + Huy động vốn.
    + Hoạt động sử dụng vốn.
    + Hoạt động dịch vụ ngân hàng.
    - Khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng thông qua các khoản doanh thu, chi phí và các chỉ tiêu tài chính.
    F Để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng hoạt động kinh doanh của từng lĩnh vực, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
    1.3. Phương pháp nghiên cứu
    - Thu thập số liệu:
    + Các tài liệu sơ cấp: Quan sát, trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lí tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên, trao đổi nhóm với các sinh viên thực tập tại ngân hàng.
    + Các tài liệu thứ cấp: các số liệu của ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, .cùng các tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác như: sách, báo, tạp chí, internet, truyền hình, chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên các khóa trước,. có liên quan đến ngân hàng.
    - Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau:
    + Phương pháp “so sánh”, “cơ cấu”, “tỷ số”, “tổng hợp”: so sánh cơ cấu, tỷ số giữa các năm rồi mới đi đến kết luận.
    + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê giữa các năm để từ đó so sánh và đánh giá.
    FCăn cứ vào các chỉ tiêu phân tích để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    Do thời gian và điều kiện tiếp cận với ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên có giới hạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này còn nhiều hạn chế. Nên đề tài chủ yếu dựa trên các báo cáo của ngân hàng để đánh giá tình hình các hoạt động chủ yếu và khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng, nhưng chưa nêu được ảnh hưởng của đặc điểm, chính sách kinh tế địa phương, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn về lãi suất, về qui mô, về sự an toàn vốn tự có và tính thanh khoản, cũng như chưa đánh giá đầy đủ về mặt quản trị điều hành, lịch sử hoạt động và các điều kiện khác.
    Do đó, đề tài chỉ phản ảnh và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh một số hoạt động chính tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên trong 3 năm 2005-2007, chứ không đi nghiên cứu hết chi tiết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Đề tài nghiên cứu bao gồm:
    - Hoạt động huy động vốn: xem xét tình hình biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007, sau đó phân tích tình hình huy động vốn thông qua các chỉ số tài chính.
    - Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng mà chính yếu là hoạt động tín dụng : trước hết là tình hình phân bổ nguồn vốn vào các tài sản Có, sau đó là tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp thông qua các doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và một số chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
    - Khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng và các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng.
    Giới hạn của đề tài ở chỗ là không xem xét đến lãi suất huy động vào và lãi suất đầu ra của ngân hàng, chính sách quản trị nhân sự cũng như khả năng đáp ứng thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời không có sự so sánh với các ngân hàng khác để thấy được vị trí của ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang.
    1.5. Kết cấu nội dung đề tài
    Đề tài được chia thành các phần chính sau:
    Chương 1: Mở đầu
    Trình bày các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết
    Chương này đề cập cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài để người đọc có thể theo dõi và hiểu rõ nội dung của đề tài, bao gồm: một số khái niệm liên quan và các chỉ số để đánh giá.
    Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên
    Chương này giới thiệu khái quát về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng với kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2005, 2006, 2007), cùng với các mục tiêu cho hoạt động sắp tới của ngân hàng.
    Chương 4: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên.
    Trong chương này sẽ cho biết tình hình huy huy động vốn và sử dụng vốn qua 3 năm, cuối cùng là khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.
    Chương 5: Kết luận và kiến nghị














    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1. Một số vấn đề chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM)
    2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
    Theo pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “ Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. (Trần Huy Hoàng. Quản trị ngân hàng thương mại. 2007. NXB Lao Động).
    “Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của Ngân hàng Nhà nước”. (Nguyễn Minh Kiều. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng. Trường đại học kinh tế TP. HCM. NXB Thống Kê).
    2.1.2. Các chức năng của ngân hàng thương mại
    Ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản sau:
    - Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính, đứng ra tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, điều hòa cung và cầu vốn trong các doanh nghiệp của nền kinh tế, đã góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn.
    - Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế. Chức năng này thể hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của các ngân hàng thương mại. Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế theo một hệ thống tăng trưởng vững chắc
    - Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
    2.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
    2.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...