Thạc Sĩ Đánh giá tình hình hoạt động giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá tình hình hoạt động giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang hiện nay
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
    Phần 1 MỞ ĐẦU 3
    1.1 GIỚI THIỆU 3
    1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .3
    1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
    Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
    2.1 VỊ TRÍ CỦA KHÂU GIAO NHẬN HÀNG HÓA VÀ THANH TOÁN TRONG
    QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG .5
    2.1.1 Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương . 5
    2.1.2 Vị trí của khâu giao nhận và khâu thanh toán . 6
    2.2 NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG HÓA THÔNG DỤNG .6
    2.2.1 Giao hàng bằng đường hàng không . 6
    2.2.2 Giao hàng bằng đường bộ . 7
    2.2.3 Giao hàng bằng đường sắt . 8
    2.2.4 Giao hàng bằng đường biển 9
    2.3 NHỮNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN PHỔ BIẾN 12
    2.3.1 Thanh toán bằng tiền mặt (By Cash) 13
    2.3.2 Ký gửi . 13
    2.3.3 Phương thức ghi sổ (bán chịu – Open Account) 13
    2.3.4 Thanh toán bằng mậu dịch hai chiều (barter, counter trade) 14
    2.3.5 Phương thức chuyển tiền (Remittance) . 14
    2.3.6 Phương thức nhờ thu (collection) . 16
    2.3.7 Phương thức đổi chứng từ trả tiền (cash against documents – CAD or cash on
    delivery – COD) 17
    2.3.8 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit) 19
    Phần 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI AN GIANG 22
    3.1 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA AN GIANG (1997-2001) 22
    3.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo . 22
    3.1.2 Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo . 23
    3.1.3 Cơ cấu gạo xuất khẩu 23
    3.1.4 Thị trường gạo xuất khẩu chính . 25
    3.2 QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI AN GIANG .28
    3.2.1 Đặc điểm chung 29
    3.2.2 Sơ đồ . 29
    3.2.3 Tiến trình 30
    3.2.4 Các dịch vụ hỗ trợ . 31
    Phần 4 GIAO NHẬN & THANH TOÁN TRONG XUẤT KHẨU GẠO TẠI AN GIANG 39
    4.1 GIAO GẠO XUẤT KHẨU LÊN TÀU BIỂN .39
    4.1.1 Tình Hình Giao Gạo Xuất Khẩu 39
    4.1.2 Qui trình Giao Gạo 42
    4.2 THANH TOÁN TRONG XUẤT KHẨU GẠO .45
    4.2.1 Tình Hình Thanh Toán Quốc Tế Trong Xuất Khẩu Gạo . 45
    4.2.2 Qui trình Thanh Toán 46
    Phần 5 KẾT LUẬN 50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
    NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO .52DANH MỤC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC BẢNG
    3.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo 22
    3.2 Kim ngạch xuất khẩu so với tổng kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh An
    Giang 23
    3.3 Khối lượng gạo xuất khẩu của An Giang so với cả nước . 23
    3.4 Cơ cấu gạo xuất khẩu (2000-2002) 24
    3.5 Giá gạo xuất khẩu bình quân (2000-2002) . 24
    3.6 Các thị trường xuất khẩu gạo chính (1997-2001) 25
    4.1 Lượng gạo xuất khẩu theo phương thức giao (2001-2002) 40
    4.2 Cảng xuất khẩu gạo (2001-2002) 41
    4.3 Điều kiện thương mại trong xuất khẩu gạo (2001-2002) . 42
    4.4 Điều kiện thanh toán trong xuất khẩu gạo . 46
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    2.1 Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương 5
    2.2 Qui trình phương thức thanh toán ghi sổ 13
    2.3 Qui trình phương thức thanh toán chuyển tiền ứng trước 15
    2.4 Qui trình phương thức thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm 15
    3.1 Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tại An Giang . 30
    3.2 Qui trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Một Lô Hàng Xuất Khẩu Theo Hợp Đồng
    Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế 37
    4.1 Giao gạo theo phương thức thuê tàu chuyến không dùng container 43
    4.2 Giao gạo theo phương thức thuê tàu chợ dùng container 45
    4.3 Qui trình thanh toán bằng L/C 48
    4.4 Qui trình thanh toán bằng D/P 49
    DANH MỤC HÌNH
    3.1 Các thị trường xuất khẩu gạo chính (1997-2001) 25
    3.2 Xuất khẩu gạo sang ASEAN . 26
    3.3 Xuất khẩu gạo sang các nước Châu Á khác . 26
    3.4 Xuất khẩu gạo sang Châu Mỹ và Úc . 27
    3.5 Xuất khẩu gạo sang Châu Âu 28
    3.6 Xuất khẩu gạo sang Châu Phi 28
    2Phần 1 MỞ ĐẦU
    1.1 GIỚI THIỆU
    Tại An Giang, từ năm 1995 đến năm 1999 giá trị gạo xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ
    rất cao (trên 70%) trong kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh, mặc dù từ năm 2000 đến
    nay tỷ lệ này có giảm nhưng cũng luôn cao hơn 50%. Với khối lượng gạo xuất khẩu
    hàng năm trung bình 500.000 tấn đã mang về cho An Giang xấp xỉ 100 triệu USD mỗi
    năm. Để có được thành quả này, hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp đã góp phần
    đưa hạt gạo đi xa và ngược lại nguồn lợi từ xuất khẩu gạo cũng nâng mức sống chung
    cho người dân An Giang. Minh chứng cho điều này thật rõ ràng qua tỷ lệ hộ nghèo tại
    An Giang đã giảm từ 10,61% (1996) xuống còn 6,74 % (2002) (theo Báo cáo của Dự án
    phân tích nghèo đói ĐBSCL tháng 1/2003). Vì vậy việc xuất khẩu gạo ngoài ý nghĩa
    kinh tế địa phương còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội, với cộng đồng dân cư
    nhìn chung còn nghèo của An Giang.
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo nêu
    trên như : từ khâu sản xuất ra hạt lúa của gần 300.000 hộ nông dân đến khâu đưa hạt
    gạo lên tàu xuất khẩu thu lại bằng ngoại tệ .
    Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, các tác giả chỉ nghiên cứu hai giai đoạn:
    giao gạo cho khách hàng và nhận tiền thanh toán. Đây là hai nghiệp vụ quan trọng trong
    kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực hiện tốt hai khâu này, góp phần thành công
    trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại doanh nghiệp.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Thời gian : từ năm 1997 đến năm 2001.
    - Không gian : tỉnh An Giang.
    1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu đề tài này nhằm phát họa rõ nét hơn thực trạng tổ chức giao nhận và
    thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu gạo.
    Đánh giá khái quát tình hình hoạt động giao nhận và thanh toán trong kinh doanh
    xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang hiện nay.
    1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    Tùy theo từng đối tượng sẽ có những mục đích ứng dụng khác nhau, như đối với :
    ã Các cơ quan quản lý Nhà nước: là tài liệu để các nhà quản lý tham khảo, hỗ trợ
    các cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh
    doanh xuất khẩu gạo tại An Giang.
    ã Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo: là tài liệu tham khảo để các doanh nghiệp tổ
    chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo.
    ã Trường Đại học An Giang : là tài liệu tham khảo, bổ sung cho bài giảng môn
    Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và những môn học
    khác có liên quan.
    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm thực hiện (gồm ba thành viên có tên
    trong Phiếu đăng ký đề tài) đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như :
    phương pháp thu thập thông tin bằng tài liệu, quan sát, thống kê, phỏng vấn chuyên gia,
    3nghiên cứu kinh nghiệm điển hình, phân tích và tổng hợp, các phương pháp phân tích
    kinh tế cụ thể như sau :
    ã Tham khảo những tài liệu có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu gạo.
    ã Thu thập số liệu kế toán của các doanh nghiệp, ngân hàng; số liệu thống kê của
    Sở Thương mại-Du lịch An Giang, Cục Thống kê An Giang và các tổ chức tư vấn
    kinh tế.
    ã Xử lý số liệu qua các bước : kiểm tra số liệu đã thu thập, thống kê số liệu và
    phân tích số liệu.
    ã Thu thập thông tin trên hiện trường (giao nhận tại cảng Mỹ Thới, kho DNTN Tứ
    Sơn và thanh toán tại Ngân hàng ngoại thương CN An Giang) bằng cách quan sát
    thực nghiệm và phỏng vấn những tổ chức, những cá nhân có liên quan.
    ã Phỏng vấn thu thập thông tin (qui trình nghiệp vụ, kinh nghiệm điển hình) trực
    tiếp từ các chuyên viên kinh tế tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, và các ngân
    hàng.
    ã So sánh đối chiếu nghiệp vụ giao nhận và thanh toán thực tế tại An Giang với
    thông lệ quốc tế và phân tích những điểm giống và khác nhau của chúng.
    Tổng hợp các thông tin thu thập được để từ đó khái quát các phương thức giao nhận
    và thanh toán trong xuất khẩu gạo tại An Giang.
    1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu : nghiệp vụ giao nhận và thanh toán quốc tế của các doanh
    nghiệp xuất khẩu gạo.
    Nội dung chủ yếu :
    1) Cơ sở lý luận : mô tả vị trí khâu giao hàng và thanh toán trong toàn bộ quá trình tổ
    chức thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Giới thiệu những phương thức giao nhận
    hàng hóa xuất - nhập khẩu thông dụng trên thế giới như giao nhận bằng đường biển,
    đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Trình bày những phương thức thanh toán quốc
    tế được áp dụng phổ biến trên thế giới.
    2) Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo tại An Giang : đánh giá tình hình xuất khẩu
    gạo tại An Giang qua 5 năm gần đây (1997-2001) qua các số liệu thu thập được như về :
    khối lượng, kim ngạch xuất khẩu, mức đóng góp cho tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh,
    mức đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước, những thị trường xuất khẩu chính
    của gạo An Giang, cơ cấu gạo xuất khẩu. Phác họa qui trình thực hiện hợp đồng xuất
    khẩu gạo và giới thiệu những dịch vụ hỗ trợ cho việc xuất khẩu gạo.
    3) Giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo :
    Phân tích qui trình hoạt động giao hàng trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang.
    - Thống kê mô tả tất cả các qui trình hoạt động, phương thức giao hàng trong
    kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang hiện nay.
    - Đánh giá các ưu điểm, khuyết điểm của các phương thức giao nhận.
    - Dự báo phương thức sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai.
    Phân tích qui trình thanh toán quốc tế trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang.
    - Thống kê mô tả qui trình và phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất
    khẩu gạo tại An Giang hiện nay.
    - Đánh giá các ưu điểm, khuyết điểm của các phương thức thanh toán.
    - Dự báo phương thức sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai.
    4) Kết luận
    4
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...