Luận Văn Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần 1 : MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích của đề tài 2
    1.3. Yêu cầu của đề tài 2
    Phần 2 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2. Đất lâm nghiệp, cơ sở pháp lí của việc giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 3
    2.1. Khái niệm đất lâm nghiệp 3
    2.2. Khái niệm giao đất, giao rừng 3
    2.3. Cơ sở pháp lí của việc giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 3
    2.3.1. Căn cứ giao đất lâm nghiệp 3
    2.3.2. Căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 6
    2.3.3. Mục tiêu của việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 8
    2.4. Những thành quả của công tác giao đất , giao rừng ở Việt Nam 9
    2.5. Công tác giao đất lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế 11
    Phần 3 : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 13
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 13
    3.3. Nội dung nghiên cứu 13
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 13
    Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
    4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 15
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 15
    4.1.1.1. Vị trí địa lý 15
    4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 16
    4.1.1.3. Khí hậu 17
    4.1.1.4. Thuỷ văn 17
    4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 18
    4.1.1.6. Cảnh quan môi trường 22
    4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 23
    4.1.2.1. Tình hình phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp 23
    4.1.2.2. Tình hình phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 24
    4.1.2.3. Tình hình phát triển ngành thương mại – dịch vụ 25
    4.1.2.4. Tình hình dân số, lao động, việc làm 25
    4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 26
    4.1.2.7. Đánh giá chung về kinh tế - xã hội trên địa bàn 27
    4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất 28
    4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 28
    4.2.2.Tình hình sử dụng đất 29
    4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 29
    4.2.2.2. Tình hình biến động đất đai 32
    4.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc 35
    4.3.1. Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp 35
    4.3.2. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp 38
    4.3.2.1.Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp 38
    4.3.2.2 Khảo sát đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp 38
    4.3.2.3. Công tác thống kê , kiểm kê đất lâm nghiệp 38
    4.3.2.4. Quản lý ,giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất lâm nghiệp 38
    4.3.2.5. Giải quyết tranh chấp ,khiếu nại tố cáo về đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc 38
    4.4. Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 38
    4.4.1. Quản lý công tác giao đất lâm nghiệp 38
    4.4.2. Tình hình đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chân nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn 38
    4.4.3. Hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp 38
    4.4.3.1. Hiệu quả kinh tế 38
    4.4.3.2. Hiệu quả xã hội 38
    4.4.3.3. Hiệu quả môi trường 38
    PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
    5.1 Kết luận 38
    5.2 Kiến nghị 38
    PHẦN VI : TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
    Phần 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện sinh tồn không thể thiếu và là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, phát triển các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
    Đất đai là loại tài nguyên có những nét đặc thù không một tư liệu sản xuất nào có được. Vì vậy, việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
    Do sức ép của sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội. Đất đai nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Con người đã khai thác quá mức mà chưa có nhiều biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai.
    Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp là một trong lĩnh vực rất quan trọng, bởi rừng là một bộ phận cấu thành môi trường sống toàn cầu và với Việt Nam rừng là tài nguyên quý giá nhất. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái rất quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, duy trì ổn định độ màu mở của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán , ngăn chặn sói mòn
    Công tác bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng là công việc vô cùng to lớn. Để làm tốt công tác này cần phải giải quyết tốt mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với chủ sử dụng đất thông qua việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Đó là cơ sở, căn cứ pháp lý quan trọng để các chủ sử dụng đất thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và nhằm hạn chế tối đa tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất lâm nghiệp, nhất là đất rừng rẫy, đất trống.
    Phú Lộc nằm về phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do có vị trí thuận lợi về mặt giao thông cũng như các ưu thế về điều kiện tự nhiên, huyện đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sức ép về gia tăng dân số, phát triển kinh tế đã làm tăng nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, các tổ chức tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, dưới sự phối hợp của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm Phú Lộc cùng UBND huyện Phú Lộc đã tiến hành giao đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện. Để công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng đất cho người dân và đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần thiết phải đánh giá việc thực hiện các chính sách về giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các chủ sử dụng đất, từ đó thấy được những vướng mắc, khó khăn chưa được giải quyết để đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn các chính sách về giao đất lâm nghiệp.
    Với những lý do trên, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phú Lộc và sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Đinh Văn Thóa, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc –Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc:
    + Đánh giá việc thực hiện các chính sách giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
    + Thủ tục hành chính trong công tác giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
    - Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế của việc giao đất, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    - Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp và tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Phú Lộc.
    - Nắm rõ tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
    - Nắm vững kiến thức chuyên môn có liên quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...