Luận Văn Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích 2
    1.3. Yêu cầu 2
    PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Cơ sở lý luận 3
    2.1.1. Khái niệm về đất đai, vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội 3
    2.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai 3
    2.1.3. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất 4
    2.1.4. Đăng ký đất đai 4
    2.1.5. Nội dung hồ sơ địa chính 5
    2.1.6. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
    2.2. Cơ sở thực tiễn 11
    2.2.1. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam 11
    2.2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 13
    PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 15
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 15
    3.3. Nội dung nghiên cứu 15
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
    3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 15
    3.4.2. Phương pháp so sánh 15
    3.4.3. Phương pháp thừa kế 15
    3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu số liệu 16
    PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
    4.1. Khái quát đặc điểm và kinh tế-xã hội của huyện Phước Sơn. 17
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
    4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 24
    4.2. Đánh giá tình hình đăng ký và quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phước Sơn 35
    4.2.1. Thực trạng đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Phước Sơn 35
    4.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phước Sơn 36
    4.3. Các nguyên nhân làm cho việc quản lý hồ sơ địa chính gặp nhiều khó khăn 37
    4.4. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 38
    4.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện nó 38
    4.4.2. Xác đinh địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính 39
    4.4.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất và lập bản đồ địa chính 39
    4.4.4. Thực hiện quản lý thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 40
    4.4.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 41
    4.4.6. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra 41
    4.4.7. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các trường hợp vi phạm trong quản lý và sử dụng đất 42
    4.4.8. Công tác thu hồi đất 43
    4.4.9. Thống kê kiểm kê đất đai 45
    4.4.10. Công tác quản lý dịch vụ công về đất đai 58
    4.5. Tình hình cấp GCNQSDĐ 59
    4.5.1. Tình hình chung công tác cấp GCNQSDĐ 59
    4.5.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ ở 60
    4.5.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ vườn 61
    4.5.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các cơ sở tôn giáo 61
    4.5.5. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đối với sản xuất nông nghiệp 61
    4.5.6. Đánh giá tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện 62
    4.5.7. Các nguyên nhân làm giảm tốc độ cấp GCNQSDĐ ở và liền kề đất ở 63
    4.5.8. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao việc đăng ký về đất đai, lập hồ sơ địa chính và đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Phước Sơn. 66
    PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
    5.1. Kết luận 70
    5.2. Kiến nghị 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai tham gia vào hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước.
    Ngày nay, nước ta đang trong tình hình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế cùng với sự gia tăng dân số đã tạo nên áp lực lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không được tăng lên.Vì vậy, đòi hỏi con người phải biết cách sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về đất đai là một lĩnh vực hết sức nóng bỏng, ngày càng phức tạp và nhạy cảm. Do đó, hoạt động quản lý về đất đai của nhà nước có vai trò rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế- xã hội.
    Huyện Phước Sơn là một huyện chịu sự tác động rất lớn của quá trình đô thị hóa và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Trong nhiều năm qua nhu cầu về đất đai trên địa bàn huyện liên tục tăng, qua các năm đã làm cho quỹ đất có nhiều biến động. Trong khi đó vấn đề quản lý đất đai trên toàn huyện vẫn đang còn hạn chế và công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện vẫn đang còn lỏng lẻo, số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang còn rất ít. Ngoài ra việc xây dựng các quy hoạch kế hoạch của các cấp các ngành đang còn chồng chéo thiếu đồng bộ đã tạo ra những khó khăn cho vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với vai trò là một sinh viên đang thực tập tốt nghiệp, được sự phân công của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp Huế, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Văn Nguyện, cùng với sự chấp nhận của huyện Phước Sơn tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam’’
    1.2. Mục đích
    - Tìm hiểu thực trạng đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
    - Tìm hiểu thực trạng lập chỉnh lý hồ sơ địa chính tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
    - Tìm hiểu thực trạng và tiến độ cấp GCNQSDĐ của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
    - Tìm ra nguyên nhân và hạn chế trong công tác cấp GCNQSDĐ.
    - Tìm ra giải pháp đề xuất nhằm phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất một cách tốt hơn trên địa bàn huyện.
    1.3. Yêu cầu
    - Nắm vững hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai mà Nhà nước đã ban hành, đặc biệt là các văn bản có liên quan đến công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ.
    - Số liệu, tài liệu điều tra phải chính xác và đầy đủ, đảm bảo cơ sở pháp lý, đảm bảo tính khách quan.
    - Nắm bắt ý kiến và nguyện vọng của nhân dân về tình hình quản lý sử dụng đất.
    - Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản về đăng ký cấp GCNQSDĐ.
    - Những giải pháp và kiến nghị đưa ra phải phù hợp với điều kiện của huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...