Tiến Sĩ Đánh giá tình hình chăn nuôi và một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của dê nuôi tại Lào

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật
    NĂM - 2012
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    2.1. Mục tiêu tổng quát . 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học . 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn . 3
    3.3. Những đóng góp mới của luận án 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DÊ . 4
    1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển . 4
    1.1.2. Đặc điểm sinh sản . 5
    1.1.3. Đặc điểm về khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt 8
    1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỰ LAI GIỐNG 12
    1.2.1. Sự di truyền các tính trạng số lượng 12
    1.2.2. Lai giống 17
    1.3. DÊ BÁCH THẢO VÀ DÊ LẠT . 30
    1.3.1. Dê Bách Thảo . 30
    1.3.2. Dê Lạt . 34
    1.4. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở LÀO . 34
    1.4.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới . 34
    1.4.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Lào . 41
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 43
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43
    2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 44
    2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 44
    2.3.1. Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi dê tại Lào . 44
    2.3.2. Lai giống và đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của dê lai so với dê địa phương nuôi trong điều kiện chăn nuôi
    nông hộ . 44
    23.3. Đánh giá ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng
    đến năng suất và phẩm chất thịt của dê . 45
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    2.4.1. Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi dê tại Lào . 45
    2.4.2. Lai giống và đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của dê
    lai so với dê Lạt nuôi tại nông hộ 46
    2.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng
    đến năng suất và phẩm chất thịt của dê . 49
    2.4.4. Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn . 56
    2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế 56
    2.4.6. Xử lý thống kê 56
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58
    3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ TẠI LÀO . 58
    3.1.1. Số lượng và phân bố đàn dê trong cả nước . 58
    3.1.2. Đặc điểm chăn nuôi dê nông hộ tại Lào 60
    3.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA DÊ LAI SO
    VỚI DÊ LẠT NUÔI TẠI NÔNG HỘ 67
    3.2.1. Kết quả phối giống . 67
    3.2.2. Đặc điểm ngoại hình của dê lai và dê Lạt 67
    3.2.3. Khả năng sinh trưởng của dê lai F1 (BT x L) và dê Lạt . 70
    3.2.4. Khả năng sinh sản của dê cái lai F1 (BT x L) và dê cái Lạt . 74
    3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẨM GIỐNG VÀ CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THỊT CỦA DÊ . 76
    33.1. Thu nhận thức ăn 76
    3.3.2. Tốc độ sinh trưởng 77
    3.3.3. Tỷ lệ thịt xẻ và các phần thân thịt . 81
    3.3.4. Thành phần cơ thể và thân thịt 83
    3.3.5. Chất lượng thịt 88
    3.3.6. Hiệu quả kinh tế 92
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 96
    1. KẾT LUẬN . 96
    1.1. Tình hình chăn nuôi dê tại Lào 96
    1.2. Khả năng sinh trưởng và sinh sản của dê lai và dê Lạt nuôi tại
    nông hộ . 96
    1.3. Ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt của dê . 96
    2. ĐỀ NGHỊ . 97
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
    PHỤ LỤC 111

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    TT Tên bảng Trang
    1.1. Một số đặc điểm sinh sản của dê lai F1 (BT x Cỏ), Beetal và Jumnapari . 7
    1.2. Sự phân chia năng suất của dê lai do sai lệch trung bình của dê địa phương . 28
    1.3. Số lượng dê trên thế giới và các khu vực 35
    1.4. Sản lượng thịt, sữa dê trên thế giới và các khu vực . 36
    1.5. Số lượng dê của một số nước châu Á 38
    1.6. Số lượng dê ở một số nước Đông Nam Á . 40
    2.1. Bố trí thí nghiệm nuôi dê sinh trưởng . 50
    3.1. Số lượng dê và sản lượng thịt dê qua các năm 59
    3.2. Tỷ lệ số hộ nuôi dê trong các làng điều tra (năm 2009) 60
    3.3. Số hộ chăn nuôi dê ở các quy mô khác nhau (năm 2009) 61
    3.4. Các loại thức ăn được bổ sung cho dê tại chuồng (năm 2009) 63
    3.5. Các kiểu chuồng nuôi dê nông hộ (năm 2009) 65
    3.6. Số lượng dê bán hàng năm của các hộ chăn nuôi (năm 2009) 66
    3.7. Mầu sắc lông của dê lai F1 (BT x L) và dê Lạt 69
    3.8. Khối lượng của dê lai F1 (BT x L) và dê Lạt ở các độ tuổi 71
    3.9. Hàm Gompertz mô tả động thái sinh trưởng của dê lai F1 (BT × L) và dê Lạt 73
    3.10. Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái lai F1 (BT x L) và
    dê cái Lạt 75
    3.11. Lượng các chất dinh dưỡng thu nhận từ thức ăn bổ sung 77
    3.12. Khối lượng và tăng khối lượng của đàn dê thí nghiệm . 79
    3.13. Khối lượng và tăng khối lượng của dê theo phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng 81
    3.14a. Ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng đến tỷ lệ thịt
    xẻ và các phần trong thân thịt (%) 82
    3.14b. Tỷ lệ thịt xẻ và các phần trong thân thịt theo phẩm giống và
    chế độ nuôi dưỡng (%) . 83
    3.15a. Ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng đến tỷ lệ các
    cơ quan, bộ phận trong cơ thể . 85
    3.15b. Tỷ lệ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể của dê theo phẩm
    giống và chế độ nuôi khác nhau 86
    3.16a. Ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng đến tỷ lệ thịt
    và xương trong thân thịt dê (%) 87
    3.16b. Tỷ lệ thịt và xương trong thân thịt của dê theo phẩm giống và
    chế độ nuôi khác nhau 87
    3.17a. Ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi đến chất lượng thịt
    cơ thăn và cơ bán nguyệt của dê . 90
    3.17b. Chất lượng thịt cơ thăn và cơ bán nguyệt của dê theo phẩm
    giống và chế độ nuôi khác nhau 91
    3.18. Tổng hợp chi phí và lợi nhuận sơ bộ theo phẩm giống 93
    3.19. Tổng hợp chi phí và lợi nhuận theo chế độ nuôi dưỡng 95

    DANH MỤC CÁC HÌNH
    TT Tên hình Trang
    2.1. Chăn thả truyền thống 50
    2.2. Chuồng nuôi dê thí nghiệm . 50
    2.3. Các phần thân thịt của dê 52
    2.4. Mổ khảo sát để đánh giá năng suất thân thịt . 53
    2.5. Xác định chất lượng thịt . 53
    3.1. Giống dê Lạt được nuôi ở Lào 62
    3.2. Chuồng nuôi dê đặc trưng ở Lào . 64
    3.3. Dê lai F1 (BT x L) . 68
    3.4. Dê Lạt 68
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    TT Tên biểu đồ Trang
    3.1. Tăng khối lượng của dê lai F1 (BT x L) và dê Lạt . 80
    DANH MỤC ĐỒ THỊ
    TT Tên đồ thị Trang
    3.1. Đường cong Gompertz biểu diễn động thái sinh trưởng của dê
    lai F1 (BT x L) và dê Lạt . 74
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
    TT Tên sơ đồ Trang
    1.1. Lai kinh tế hai giống giữa dê Bách Thảo và dê Lạt . 26
    2.1. Lai dê Bách Thảo (BT) với dê Lạt (L) và đối tượng thí nghiệm 43

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Chăn nuôi dê cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên của nhiều vùng sinh thái, nhất là miền núi. Phát triển chăn nuôi dê là định hướng phù hợp cho phát tiển chăn nuôi của nông dân nghèo. Khuyến khích chăn nuôi dê là thích hợp để giải quyết các vấn đề đói nghèo trong nông thôn. Chăn nuôi dê tập trung ở các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu ở khu vực nông hộ qui mô nhỏ, ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo. Ở những nước phát triển, chăn nuôi dê có quy mô đàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa làm pho mát hoặc chuyên lấy thịt cho tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi dê trên thế giới cũng đã cung cấp một khối lượng khá lớn sản phẩm về lông và da.
    Ở Lào, chăn nuôi dê là một nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển của nền nông nghiệp. Lào là một nước có điều kiện để phát triển chăn nuôi dê nhờ có nhiều diện tích đồi núi có nhiều cây cỏ phát triển. Tuy vậy, cho đến nay chăn nuôi dê ở Lào chỉ theo phương thức tự cung tự cấp, tận dụng cây cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thừa trong gia đình. Giống dê được nuôi chủ yếu là dê địa phương (dê Lạt), mặc dù thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh, chịu kham khổ, có sức đề kháng bệnh tật tốt, nhưng lại có tốc độ sinh trưởng chậm, thể vóc nhỏ bé, năng suất thấp.
    Nhận rõ nhu cầu và tầm quan trọng của chăn nuôi dê trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Lào nhằm đáp ứng nhu cầu thịt dê ngày càng tăng của thị trường trong nước cũng như việc tạo công ăn việc làm, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của nông dân, Đảng và Nhà nước Lào đã có chủ trương khuyến khích phát triển chăn nuôi dê. Một trong những chủ trương đó là nhập các giống dê ngoại về để vừa nhân giống thuần vừa lai cải tạo dê địa phương để tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
    Dê Bách Thảo của Việt Nam là một giống dê có năng suất thịt cao và sinh sản tốt nên được coi là một nguồn gen quý để lai cải tạo dê địa phương của Lào. Thực tế ở Việt Nam, dê Bách Thảo đã được dùng để lai với dê Cỏ địa phương (tương tự như dê Lạt của Lào) cho kết quả rất tốt. Bởi vậy, dê Bách Thảo được nhập từ Việt Nam để lai với dê Lạt của Lào trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu sinh này.
    Mặt khác, cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến năng suất của dê, nhất là dê chăn thả tự do. Do đó, cùng với việc lai giống, vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho dê chăn thả cũng được nghiên cứu trong đề tài này.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Tăng năng suất chăn nuôi dê nhằm phát triển nông nghiệp bền vững và tăng cường an ninh lương thực thực phẩm cho Lào.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi dê ở Lào.
    - Đánh giá khả năng cải tạo thể vóc và năng suất của dê địa phương bằng cách lai giống với dê Bách Thảo nhập từ Việt Nam.
    - Đánh giá khả năng nâng cao sức sản xuất thịt và hiệu quả chăn nuôi dê thông qua cải thiện chế độ nuôi dưỡng.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học góp phần khẳng định rằng việc lai giống và bổ sung dinh dưỡng là hai giải pháp có hiệu quả trong việc năng cao năng suất chăn nuôi dê tại Lào.
    Kết quả nghiên cứu đề tài bổ sung tư liệu về chăn nuôi dê góp phần phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm, các trường đại học, cao đẳng, trường kỹ thuật nông nghiệp và làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, sinh viên ngành nông nghiệp và người chăn nuôi dê.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Luận án đã cung cấp được số liệu tổng thể về tình hình và phân tích được tiềm năng để định hướng cho phát triển chăn nuôi dê tại Lào. Đồng thời quá trình thực hiện đề tài luận án cũng đã trực tiếp nhập được một nguồn gen quý là dê Bách Thảo vào Lào. Mặt khác, đề tài luận án đã góp phần cho việc định hướng lai giống dê cho thịt có năng suất cao hơn giống dê nội hiện có phù hợp với điệu kiện chăn nuôi của Lào. Hơn nữa, đề tài sẽ góp phần làm tăng số lượng, đảm bảo chất lượng giống dê, đưa ngành chăn nuôi dê phát triển tương xứng với tiềm năng tự nhiên và thị trường Lào. Xa hơn, đề tài sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện dinh dưỡng cho người dân, nhất là dân nghèo.

    3.3. Những đóng góp mới của luận án

    Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về lai dê Bách Thảo với dê Lạt, cung cấp cơ sở khoa học khẳng định dê Bách Thảo có thể dùng để lai cải tạo dê địa phương của Lào (dê Lạt). Hơn nữa, đề tài luận án đã chứng minh được rằng bổ sung dinh dưỡng (protein và khoáng) là một giải pháp hiệu quả để nâng cao năng suất của dê nuôi chăn thả tại Lào. Nhiều chỉ tiêu khảo sát về thành phần cơ thể, thành phần thân thịt, chất lượng thịt trên dê Lạt và dê lai F1 (BT x L) là hoàn toàn mới và cũng có thể dùng làm tài liệu
    tham chiếu tốt cho hai loại dê tương tự ở Việt Nam là dê Cỏ và dê lai F1 (BT x C) vì ở Việt Nam các chỉ tiêu này cũng chưa khảo sát được trên hai đối tượng này. Ngoài ra, qua đề tài này lần đầu tiên mô hình phi tuyến tính Gompertz đã được sử dụng để mô tả động thái sinh trưởng của dê lai F1 (BT x L) và dê Lạt với độ chính xác cao, có thể áp dụng trong sản xuất để ước tính khối lượng dê dựa vào độ tuổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...