Thạc Sĩ Đánh giá tình hình chăm sóc MKQ ở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Nhắc lại về giải phẫu thanh quản- khí quản. 3
    1.1.1. Giải phẫu thanh quản. 3
    1.1.2. Giải phẫu khí quản. 4
    1.2. Vài nét về MKQ. 7
    1.2.1. Lợi ích và bất lợi của MKQ. 7
    1.2.2. Chỉ định và chống chỉ định của MKQ. 8
    1.2.3. Tai biến và biến chứng của MKQ. 9
    1.3. Chăm sóc MKQ. 11
    1.3.1. Tư thế sau MKQ. 11
    1.3.2. Hút đờm. 11
    1.3.3. Thay băng. 13
    1.3.4. Bóng chèn (CUFF). 14
    1.3.5. Kiểm tra và cố định vị trí cannul MKQ. 15
    1.3.6. Rút cannul MKQ. 15
    1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc MKQ. 17
    1.4. Vài nét về bệnh truyền nhiễm. 17
    1.4.1. Khái niệm bệnh truyền nhiễm. 17
    1.4.2. Phân loại bệnh truyền nhiễm. 18
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 19
    2.1.1. Địa điểm nghiên cứu. 19
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu. 19
    2.2. Đối tượng nghiên cứu. 19
    2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 19
    2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 20
    2.2.3. Cách chọn mẫu. 20
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 20
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 20
    2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu. 20
    2.3.3. Quy trình nghiên cứu. 20
    2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu. 22
    2.3.5. Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá. 24
    2.3.6. Thu thập và xử lý số liệu. 25
    2.4. Những khó khăn và hạn chế trong nghiên cứu. 25
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
    3.1. Đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm được MKQ. 26
    3.1.1. Tuổi. 26
    3.1.2. Giới. 27
    3.1.3. Nghề nghiệp. 27
    3.1.4. Địa dư. 28
    3.1.5. Tri giác lúc vào viện. 29
    3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo bệnh (chẩn đoán). 30
    3.1.7. Thời điểm MKQ. 31
    3.2. Chăm sóc và kết quả chăm sóc bệnh nhân MKQ. 31
    3.2.1. Các hoạt động chăm sóc bệnh nhân MKQ. 31
    3.2.2. Kết quả chăm sóc. 33
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39
    4.1. Đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm được MKQ. 39
    4.1.1. Tuổi. 39
    4.1.2. Giới. 39
    4.1.3. Tri giác lúc vào viện. 40
    4.1.4. Chẩn đoán lúc vào viện. 40
    4.1.5. Thời điểm MKQ. 41
    4.2. Chăm sóc và kết quả chăm sóc bệnh nhân MKQ. 41
    4.2.1. Các hoạt động chăm sóc. 41
    4.2.2. Kết quả chăm sóc. 43
    KẾT LUẬN 47
    KIẾN NGHỊ 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Bảng so sánh ích lợi và bất lợi giữa đặt NKQ và MKQ 8
    Bảng 2.1: Thang điểm Glasgow 24
    Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 27
    Bảng 3.2: Các hoạt động chăm sóc bệnh nhân MKQ 31
    Bảng 3.3: Tần số thực hiện hút đờm, thay băng cho bệnh nhân MKQ 32
    Bảng 3.4: Sự thay đổi điểm Glasgow trước và sau MKQ 48h . 33
    Bảng 3.5: Sự thay đổi nhiệt độ trước và sau MKQ 48h 34
    Bảng 3.6: Sự thay đổi nhịp thở trước và sau MKQ 48h 35
    Bảng 3.7: Sự thay đổi tình trạng xuất tiết đờm dãi trước và sau MKQ 48h 35
    Bảng 3.8: Liên quan giữa hút đờm với tỷ lệ NKHH 36

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi. 26
    Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới. 27
    Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo vùng địa lý. 28
    Biểu đồ 3.4: Tri giác lúc vào viện. 29
    Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh nhân theo bệnh. 30
    Biểu đồ 3.6: Thời điểm MKQ 31
    Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ thực hiện vỗ rung. 33
    Biểu đồ 3.8: Các biến chứng sau MKQ 36
    Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ đặt lại ống MKQ 37
    Biểu đồ 3.10: Kết quả điều trị. 38

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1.1: . Thanh quản (mặt bên và sau) 3
    Hình 1.2: . Các cơ thanh quản. 4
    Hình 1.3: . Các cơ ở cổ. 4
    Hình 1.4: . Thanh quản (các bộ phận liên quan) 5
    Hình 1.5: . Thiết đồ đứng dọc thanh khí quản. 6
    Hình 1.6: . Thiết đồ đứng ngang thanh khí quản 7



    [h=1]ĐẶT VẤN ĐỀ[/h][h=1][/h]MKQ là phẫu thuật mở một đường thở qua khí quản, thay vì không khí ra vào phổi qua đường hô hấp trên thì không khí đi qua vị trí MKQ. Đây là một phẫu thuật đã được biết đến từ lâu (từ 3600 năm trước công nguyên). Những lợi ích và thành công của MKQ được biết nhiều vào thế kỷ XIX (1820-1833) nhờ cứu sống những bệnh nhân bị bạch hầu thanh quản [19]. Từ đó đến nay MKQ luôn là một đề tài hấp dẫn gây nên nhiều tranh luận về chỉ định, kỹ thuật và vấn đề chăm sóc, theo dõi sau phẫu thuật. MKQ không chỉ là phẫu thuật cấp cứu trong tai- mũi- họng mà đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều chuyên khoa khác như: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm và đặc biệt trong hồi sức cấp cứu.
    MKQ rất có hiệu quả trong các trường hợp tắc nghẽn cơ học đường hô hấp trên, trong cai thở máy, đặc biệt là trường hợp cai thở máy khó, ngăn ngừa trào ngược dịch dạ dày, hạn chế chảy máu từ vết mổ vào đường thở, rút ngắn khoảng chết giải phẫu, giúp hút dịch phế quản dễ dàng hơn qua ống MKQ, cũng có thể đưa trực tiếp thuốc vào phế quản và phổi [4], [13], [17]. Ngoài ra so với lưu ống NKQ lâu dài, MKQ giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái hơn, có thể giao tiếp được và hạn chế được các thương tổn thanh quản. Tuy nhiên MKQ cũng có một số nhược điểm đáng chú ý như: làm mất sinh lý thông thường của đường thở, không khí qua MKQ vào phổi không được làm ẩm cũng như sưởi ấm nên dễ gây NKHH, đặc biệt là ở trong môi trường bệnh viện. Ngoài ra ống MKQ nằm trong khí quản tồn tại như là một dị vật, gây ra một số biến chứng không mong muốn, đặc biệt là biến chứng muộn rất nặng nề là hẹp khí quản và các biến chứng xảy ra trong quá trình MKQ, lưu ống MKQ và sau khi rút ống MKQ. Vì vậy mà công tác chăm sóc điều dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng và cần đặc biệt chú ý [11].
    Thời gian qua đã có một số nghiên cứu về mở khí quản và MKQ cho các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về lĩnh vực này, đặc biệt là vấn đề chăm sóc bệnh nhân MKQ mắc bệnh truyền nhiễm. Tại khoa hồi sức tích cực và khoa cấp cứu bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hàng ngày đều có bệnh nhân MKQ cần chăm sóc. Việc chăm sóc MKQ trên bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm đòi hỏi phải tuân theo những quy trình nghiêm ngặt và đóng vai trò quan trọng trong điều trị nhằm hạn chế tối đa các biến chứng, đặc biệt là biến chứng nhiễm trùng trong suốt thời gian lưu ống cũng như sau khi rút ống MKQ. Để đánh giá việc chăm sóc MKQ chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Đánh giá tình hình chăm sóc MKQ ở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương” nhằm:
    Mục tiêu:
    1. Mô tả đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm được MKQ.
    2. Đánh giá công tác điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân MKQ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...