Thạc Sĩ Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn trong bối c

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN , KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG BẾN HẢI – THẠCH HÃN . 3
    1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ . 3
    1.2. ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO 4
    1.3. ĐỊA CHẤT THỔ NHƯỠNG . 5
    1.4. THẢM PHỦ THỰC VẬT 6
    1.5. KHÍ HẬU . 6
    1.5.1. Mưa . 6
    1.5.2. Nhiệt độ không khí 7
    1.5.3. Độ ẩm tương đối . 7
    1.5.4. Bốc hơi 7
    1.5.5. Số giờ nắng . 7
    1.5.6. Gió và bão . 7
    1.6. THỦY VĂN . 8
    1.7. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI . 10
    1.7.1. Dân số 10
    1.7.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh . 11
    1.7.3. Cơ sở hạ tầng 11
    1.8. LŨ LỤT VÀ NHỮNG TỔN THƯƠNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG BẾN HẢI - THẠCH HÃN . 12

    Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ . 15
    2.1. TỔNG QUAN 15
    2.1.1. Khái niệm chung về tính dễ tổn thương 15
    2.1.2. Tổn thương do lũ lụt 17
    2.1.3. Sự cần thiết để đánh gía tính tổn thương lũ 17
    2.1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước . 19
    2.2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ . 20
    2.2.1. Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ 20
    2.2.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ cho lưu vực sông Bến Hải - Thạch Hãn . 23
    Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG DO LŨ LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN- BẾN HẢI TỈNH QUẢNG TRỊ . 25
    3.1. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CỘNG ĐỒNG 25

    3.1.1. Phân tích bản đồ nguy cơ lũ 1% để lựa chọn các vùng có nguy cơ tổn thương 25
    3.1.2. Xử lý phiếu điều tra . 30
    3.2 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SỰ PHƠI NHIỄM CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRƯỚC NGUY CƠ LŨ 37
    3.3 BẢN ĐỒ TỔN THƯƠNG 40
    KẾT LUẬN 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
    PHỤ LỤC . 46
    Phụ lục 1 . 46
    Phụ lục 2 . 51

    MỞ ĐẦU
    Lũ lụt là một trong những tai biến tự nhiên, thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nó đã để lại hậu quả hết sức nặng nề cả về người và của. Hằng năm có hàng ngàn hộ dân bị ngập lụt, công trình bị tàn phá, các hoạt động kinh tế - xã hội bị gián đoạn. Đặc biệt quá trình đô thị hoá mạnh cùng với sự tác động của Biến đổi khí hậu và tình hình mưa lớn gây ra ngập úng với tần suất lớn dần.
    Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đặc biệt, tỉnh Quảng Trị là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ với tần suất và mức độ khốc liệt ngày càng cao. Tính từ năm 1989 đến nay, trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 5.500 ha lúa và 4.200 ha hoa màu bị thiệt hại, hơn 10.000 tấn lương thực bị hư hỏng. Lũ cũng đã làm cho 233 người chết; 777 người bị thương; hơn 23.000 người bị dịch bệnh. Tổng thiệt hại hơn 6.270 tỷ đồng [8]. Để tăng cường ứng phó với lũ lụt ngoài các biện pháp công trình (đê kè, hồ chứa cắt lũ thượng lưu, .) thì các biện pháp phi công trình đóng vai trò rất quan trọng, mà phần lớn trong số đó có tính dài hạn và bền vững như các biện pháp quy hoạch sử dụng đất và bố trí dân cư, nâng cao nhận thức của người dân. Mặt khác, ứng phó nhanh với lũ lụt bằng các biện pháp tức thời như cảnh báo, dự báo vùng ngập, di dời và sơ tán dân cư đến khu vực an toàn, . đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc hạn chế những thiệt hại về người và tài sản.
    Do vậy, để đánh giá được tính dễ bị tổn thương do lũ lụt gây ra đối với kinh tế - xã hội thì hướng tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro thiên tai là cần thiết để xây dựng các giải pháp nhằm giảm nhẹ tác hại của lũ gây ra. Đây cũng là lý do dẫn đến sự hình thành luận văn „„Đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đến kinh tế xã hội lưu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định, chiến lược phát triển bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...