Tiến Sĩ Đánh giá tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường Nafta

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và hơn 20 năm
    thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
    xã hội (năm 1991), đến nay Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn,
    hết sức quan trọng. Về phát triển kinh tế, đất nước thoát khỏi khủng hoảng,
    kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực
    theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường.
    Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
    phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế. Thể chế
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành,
    kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.
    Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất
    yếu khách quan, và là xu thế của thời đại, có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh
    vực trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia. Nước ta đã mở rộng quan
    hệ thương mại với rất nhiều quốc gia và khối khu vực khác nhau trên thế giới,
    không phân biệt chế độ chính trị cũng như trình độ phát triển kinh tế. Trong
    đó, có những tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế, các tổ chức liên kết kinh
    tế và thương mại đặc thù theo khu vực như khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ
    (NAFTA), thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), tổ chức hợp tác và phát
    triển kinh tế (OECD),
    Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên
    NAFTA ngày càng phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực. Phát triển
    quan hệ hợp tác với các nước thành viên NAFTA là chủ trương đúng đắn của
    Đảng và nhà nước ta, là bước đi phù hợp với đường lối phát triển kinh tế mới
    để tồn tại, phát triển, từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế và góp phần
    thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác trên thế giới. NAFTA là một thị
    trường lý tưởng cho tất cả các nước phát triển đến các nước đang phát triển 2
    trong đó có Việt Nam. Bởi đây là một thị trường rộng mở, có sức mua lớn, đa
    dạng về nhu cầu, chủng loại hàng hoá, và về thu nhập. Việc đẩy mạnh xuất
    khẩu sang thị trường này sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế trong nước, giải
    quyết việc làm cho người lao động, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Do
    vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng và những yếu tố tác động
    đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường NAFTA và từ đó
    đề ra các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
    sang thị trường NAFTA có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu
    hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường NAFTA”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá, phân tích về mặt thực nghiệm
    tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường NAFTA.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Luận văn góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất
    khẩu hàng hoá và hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hoá.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến
    của Việt Nam sang thị trường NAFTA giai đoạn 2000 - 2012.
    - Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt
    Nam sang thị trường NAFTA.
    - Đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất
    khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường NAFTA trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu
    hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường NAFTA. 3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích được lấy từ năm
    2000 đến năm 2012.
    - Phạm vi về không gian: Xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang
    thị trường NAFTA.
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    - Xây dựng mô hình Gravity phục vụ cho phân tích các yếu tố ảnh
    hưởng đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường NAFTA. Trên
    cơ sở đó, kết quả của mô hình sẽ là nguồn tham khảo quan trọng trong việc
    gợi ý giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang
    thị trường NAFTA.
    - Xây dựng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên áp dụng cho phân tích
    tiềm năng xuất khẩu hàng hoá. Mô hình này cho phép chúng ta xác định được
    mức xuất khẩu tối đa mà Việt Nam có thể đạt được trong trường hợp không
    có các rào cản về thương mại. Kết quả của mô hình sẽ cho thấy tiềm năng
    xuất khẩu của từng nhóm hàng mà Việt Nam có thể khai thác được trong thời
    gian tới.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các danh mục, luận văn bao gồm
    4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến sang thị
    trường NAFTA
    Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng xuất
    khẩu hàng chế biến sang thị trường NAFTA



    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 3
    5. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
    1.1. Cơ sở lý luận 4
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 4
    1.1.2. Những lý thuyết chủ yếu về thương mại quốc tế 5
    1.1.3. Những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá . 18
    1.1.4. Các loại rào cản trong thương mại quốc tế . 20
    1.2. Cơ sở thực tiễn về phân tích tiềm năng xuất khẩu . 22
    1.2.1. Tổng quan về ứng dụng mô hình gravity trong thương mại . 22
    1.2.2. Một số nghiên cứu về phân tích tiềm năng về thương mại . 27
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 30
    2.2. Phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 30
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 30
    2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32 iv
    Chương 3: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG CHẾ
    BIẾN SANG THỊ TRƯỜNG NAFTA . 36
    3.1. Tổng quan về thị trường NAFTA 36
    3.1.1. Giới thiệu về thị trường NAFTA 36
    3.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế của NAFTA 42
    3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
    sang NAFTA . 44
    3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường
    NAFTA 48
    3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam nói chung và
    mặt hàng chế biến của Việt Nam nói riêng sang thị trường NAFTA . 48
    3.2.2. Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng chế biến của Việt Nam sang NAFTA 50
    3.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang
    NAFTA 51
    3.2.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân . 52
    3.2.5. Năng suất và quy mô xuất khẩu 54
    3.3. Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang
    thị trường NAFTA . 55
    3.3.1. Chỉ số bổ sung thương mại . 55
    3.3.2. Chỉ số tiềm năng thương mại 56
    3.3.3. Mô hình hồi quy 61
    3.4. Các yếu tố tác động đến tiềm năng xuất khẩu . 64
    3.4.1. Các rào cản thương mại 64
    3.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng 67
    3.4.3. Chỉ số về thể chế . 67
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHAI THÁC
    TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM
    SANG THỊ TRƯỜNG NAFTA 70 v
    . 70
    4.2. Một số giải pháp chủ yếu khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng chế
    biến của Việt Nam sang thị trường NAFTA . 83
    4.2.1. Đối với Nhà nước 83
    4.2.2. Đối với Doanh nghiệp . 87
    4.2.3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 88
    4.2.4. Lựa chọn và phát triển kênh phân phối hợp lý cho hàng chế biến
    của Việt Nam thâm nhập vào thị trường NAFTA 90
    4.2.5. Xúc tiến thương mại và tìm kiếm đối tác 92
    4.2.6. Phát triển ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành hàng chế biến 93
    KẾT LUẬN 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
    PHỤ LỤC . 100
     
Đang tải...