Thạc Sĩ Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu vực sinh thái Bình Châu-Phước Bửu

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu vực sinh thái Bình Châu-Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)​
    Information
    MS:LVDL-DLH008
    SỐ TRANG:103
    TRƯỜNG: DHSP TPHCM
    NGÀNH: ĐỊA LÝ
    CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
    NĂM: 2009

    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Hiện nay, dưới áp lực của công việc và cuộc sống văn minh, hiện đại và tiện nghi Nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn của con người ngày càng tăng. Mặt khác, cùng với sự sang trọng, tiện nghi và
    văn minh của cuộc sống ngày càng cao, hàng loạt các công trình, nhà máy, cơ sở bê tông, cốt thép đã
    mọc lên san bằng, lấp đầy các cánh đồng, khu vườn, khu rừng, các hệ sinh thái kết hợp với hàng loạt
    các chất thải từ chính cuộc sống của con người (dù đã được xử lí) đã làm cho môi trường sống của con
    người phần nào giảm sút. Nhu cầu được sống với tự nhiên, thư giãn trong môi trường thông thoáng,
    mát mẻ, trong lành cùng tự nhiên là một điều tất yếu. Chính vì vậy, trong những thập niên gần đây, nhu
    cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu du lịch sinh thái (DLST). Do vậy,
    những nơi có điều kiện để phát triển loại hình DLST hiện nay đang là mảnh đất rất màu mỡ của các
    nhà đầu tư bởi những món lợi khổng lồ mà họ sẽ có được. Tuy nhiên, loại hình DLST này muốn tồn tại
    và phát triển liên tục theo thời gian, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự quy hoạch, khai thác,
    sử dụng và bảo vệ một cách hợp lí bởi tính rất nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng.
    Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bình Châu - Phước Bửu có tiềm năng rất lớn để phát triển loại
    hình du lịch (LHDL) này. Vì vậy, khu bảo tồn đã tiến hành khai thác, phát triển LHDL này theo Quyết
    định số 4102/QĐ.UB ngày 20 tháng 5 năm 2002 của uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh về việc phê duyệt
    dự án phát triển DLST ở khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn 2002 – 2006. Trong quá trình
    khai thác, phát triển DLST tại khu bảo tồn đã nảy sinh một số vấn đề như: bê tông hoá tự nhiên, một số
    nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tác động ngược, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường vẫn còn hạn
    chế. Do đó, khi được tiếp cận với bộ môn “các vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch”, Tác giả đã chọn đề tài
    “Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu -
    Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để nghiên cứu.

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    2.1. Mục đích

    - Tìm hiểu, củng cố những lí luận về DLST và phát triển bền vững (PTBV) du lịch.
    - Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên phát triển DLST tại khu Bình Châu –
    Phước Bửu.
    - Xây dựng định hướng PTBV du lịch.

    2.2. Nhiệm vụ

    - Nghiên cứu những lí luận về DLST và PTBV du lịch.
    - Điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, thông tin phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng và hiện trạng
    khai thác tài nguyên phát triển DLST tại khu Bình Châu – Phước Bửu.
    - Xây dựng định hướng PTBV du lịch.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các nguồn tài nguyên DLST (địa
    hình, khí hậu, sinh vật, biển và bờ biển, các lễ hội, di tích văn hoá lịch sử, các hệ sinh thái nông
    nghiệp ), các điều kiện phục vụ cho hoạt động du lịch (HĐDL) như: cơ sở hạ tầng du lịch
    (CSHTDL), cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch (CSVCKTDL), nguồn nhân lực du lịch, nguồn vốn đầu tư
    cho du lịch và thực trạng khai thác, phát triển tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu thuộc huyện
    Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2002 đến năm 2007.

    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

    - Về mặt khoa học: Đề tài góp phần củng cố cơ sở lí luận PTBV du lịch.
    - Về mặt thực tiễn: Đề tài giúp cho các nhà quản lí doanh nghiệp du lịch, quản lí địa phương lập
    kế hoạch, điều chỉnh phát triển du lịch nói riêng kinh tế nói chung của địa phương, Tỉnh và khu vực.

    5. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    5.1. Trên thế giới

    Trong vài chục năm gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và bắt đầu nảy sinh những
    ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hoá – xã hội và môi trường của lãnh thổ đón khách. Vì thế các nhà
    du lịch thế giới quan tâm nhiều tới việc nghiên cứu những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi
    trường và đề xuất một chiến lược phát triển du lịch mới tôn trọng môi trường.
    Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về PTBV bắt đầu được đề cập đã có nhiều nhà nghiên
    cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự PTBV. Trọng tâm của các
    nhà nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính trọn vẹn của môi trường sinh
    thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng
    cho sự PTBV. Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh
    báo về những suy thoái do hoạt động du lịch (HĐDL) gây ra và đưa ra khái niệm về loại “Du lịch rắn –
    hard tourism” để chỉ LHDL ồ ạt và “Du lịch mềm – soft tourism” để chỉ một chiến lược du lịch mới
    tôn trọng môi trường.
    Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED) đã diễn ra
    Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất (Earth sumit). Tại hội nghị này, 182 chính phủ đã thông qua chương
    trình nghị sự 21 (Agenda 21), một chương trình hành động toàn diện nhằm bảo đảm một tương lai bền
    vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI.
    Từ đầu những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các
    tác động tiêu cực của hành động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài đã được tiến hành. Một số
    LHDL quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như : “DLST”, “Du lịch khám phá”, “Du lịch
    gắn với thiên nhiên”, “Du lịch thay thế”, “Du lịch mạo hiểm”, đã góp phần nâng cao hình ảnh về
    một LHDL có trách nhiệm, đảm bảo sự PTBV. Năm 1996, hưởng ứng chương trình hành động của Hội nghị Earth Sumit, ngành du lịch toàn cầu
    đại diện bởi 3 tổ chức quốc tế gồm Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới
    và Hội đồng Trái Đất (Earth council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối
    hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch hướng tới
    PTBV về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp du
    lịch, các Chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức thương mại và người đi du lịch.
    Chương trình nghị sự 21 về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với mục đích xác
    định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp hành động
    giữa Chính phủ, ngành du lịch và các tổ chức phi Chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược
    và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hướng
    bền vững.

    5.2. Ở Việt Nam

    Các công trình nghiên cứu về du lịch được quan tâm nhiều từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại
    đây cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch nước ta. Các công trình nổi bật như: “Tổ chức lãnh thổ du
    lịch Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1991); “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
    Việt Nam 1995 – 2010” của Tổng cục du lịch (1994); “Địa lí du lịch” của nhóm tác giả: Nguyễn Minh
    Tuệ - Vũ Tuấn Cảnh – Lê Thông - Phạm Xuân Hậu - Nguyễn Kim Hồng (1996); với quy mô và
    phạm vi lãnh thổ khác nhau. Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đến môi trường tự
    nhiên và xã hội đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu. Điều này cho thấy sự quan tâm
    đến môi trường trong HĐDL đang ngày càng trở nên bức thiết. Hàng loạt các cuộc hội thảo như: “Hội
    thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với
    quỹ Hains Seidel (Cộng hoà liên bang Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), “Hội thảo về DLST với
    PTBV ở Việt Nam” tại Hà Nội, tháng 4/1998 và các công trình nghiên cứu về DLST đã ra đời như:
    “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương
    (2002); “Phát triển bền vững du lịch biển Cửa Lò thực trạng và những vấn đề đặt ra” của Phạm Trung
    Lương (2006); “Quy hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang,
    một phương pháp tiếp cận sinh thái” trong Dự án bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang IUCN
    WWF;
    Bà Rịa – Vũng Tàu, với tiềm năng phát triển DLST vốn có của mình cũng đã và đang hoà nhập
    cùng với xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và thế giới, hướng đến phát triển du lịch bền
    vững, tăng cường đầu tư phát triển LHDL mới có khả năng góp phần quan trọng vào phát triển du lịch
    bền vững, đó là DLST. Song do đây là một LHDL còn mới mẻ đối với cả nước nên nhận thức về
    LHDL này còn nhiều hạn chế và việc khai thác LHDL này như thế nào để đạt hiệu quả còn gặp nhiều
    khó khăn. Vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu,
    đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLST tại Tỉnh nhà như: công trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu phát triển DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt
    Nam (OSC Việt Nam), “Dự án phát triển DLST ở Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu” của Phân viện
    điều tra quy hoạch rừng II, “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn II
    (2002 – 2006)” của Sở NN&PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, Như vậy, đề tài này đã và đang được rất
    nhiều cơ quan ban ngành, cá nhân và tập thể tập trung nghiên cứu nhưng hầu hết đều tập trung nghiên
    cứu ở tầm vĩ mô, chiến lược và chưa nghiên cứu cụ thể. Đây sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá để
    tác giả hoàn thành đề tài luận văn của mình.

    6. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu

    6.1. Những quan điểm chủ yếu

    6.1.1. Quan điểm hệ thống lãnh thổ

    Phát triển DLST ở bất kì cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần cấu thành không
    tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong
    quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hóa theo lãnh thổ từ cấp quốc gia tới cấp
    vùng và điểm. Mặt khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên lãnh thổ để
    phân tích, nghiên cứu tìm ra những khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

    6.1.2. Quan điểm tổng hợp

    Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lí học nói riêng và nghiên cứu tự nhiên
    nói chung được xét dưới hai góc độ khác nhau:
    - Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên DLST đứng từ góc độ tự
    nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương
    tác, chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lí.
    - Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu
    tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của
    các thể tổng hợp lãnh thổ địa lí.

    6.1.3. Quan điểm môi trường – sinh thái

    Du lịch hiện nay đã thực sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế rõ ràng phải tính
    đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong HĐDL không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và văn
    hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường sinh thái. Do đó phải tính đến những thiệt hại tới môi
    trường, tới hệ sinh thái ở các điểm - tuyến du lịch do tác động của HĐDL. Điều này có ý nghĩa đặc biệt
    đối với phát triển DLST bởi sự tồn tại của LHDL này phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng của các hệ

    sinh thái và môi trường.

    6.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

    Quan điểm này được thể hiện ở chỗ:
    - Chú ý tới khía cạnh địa lí, lịch sử khi xác định tổ chức không gian DLST trên phạm vi khu vực
    và cả nước nói chung. - Phân tích quá trình hình thành và phát triển tuyến điểm DLST trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

    6.2. Các phương pháp nghiên cứu

    6.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống

    Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa
    học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai
    thác lãnh thổ du lịch. Phát triển DLST có liên quan chặt chẽ tới các điều liện tự nhiên, KT - XH. Vì
    vậy, trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

    6.2.2. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn

    Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong việc nghiên cứu địa lí KT - XH nhằm thu
    thập thêm thông tin tin cậy đồng thời giúp người nghiên cứu kiểm nghiệm lại độ chính xác của một số
    thông tin để từ đó đưa ra những kết luận chính xác hơn. Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm
    tra chỉnh lí bổ sung những tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động DLST
    và các tài liệu liên quan khác, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du
    lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian DLST khu Bình
    Châu - Phước Bửu.

    6.2.3. Phương pháp sơ đồ, bản đồ

    Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kì tổ chức không gian lãnh thổ du
    lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cứu cơ sở khoa học cho phát triển DLST nói chung và tổ chức không
    gian hoạt động DLST nói riêng.
    Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của
    các khu bảo tồn tự nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
    Phương pháp bản đồ sẽ đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng công nghệ GIS để phân tích đánh giá tiềm
    năng DLST căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hoá lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện có liên
    quan cũng như để phân tích phát hiện mối quan hệ trong tổ chức không gian DLST.

    6.2.4. Phương pháp thu thập tài liệu

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu, tư liệu từ nhiều nguồn
    khác nhau: sách, báo, các báo cáo của Sở du lịch, Sở kế hoạch đầu tư, báo cáo của Ban quản lí các khu
    du lịch, phòng kinh tế huyện Xuyên Mộc, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, khu du lịch
    suối khoáng nóng Bình Châu, niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các Website

    6.2.5. Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp

    Các tư liệu sau khi tiến hành thu thập từ các nguồn khác nhau luôn có những chênh lệch và mang
    tính rải rác, liệt kê. Do đó, để các tư liệu đó thể hiện được đầy đủ, chính xác, rõ ràng vấn đề, tác giả đã
    tiến hành xử lí, so sánh đối chiếu các số liệu, dữ liệu với nhau và phân tích, tổng hợp thành nội dung
    hoàn chỉnh.

    6.2.6. Phương pháp phân tích hệ thống

    Đối tượng nghiên cứu địa lí KT - XH là những hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử
    nhỏ có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động và mối quan hệ tác động qua lại của chúng. Do đó,
    cần phải phân tích mối liên hệ đa dạng, đa chiều trong và ngoài hệ thống về các mặt quy mô số lượng,
    tốc độ tăng trưởng,

    7. Cấu trúc đề tài

    Tên đề tài : “Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh
    thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)”
    Đề tài gồm có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận
    Phần nội dung gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển bền vững du lịch sinh thái
    Chương 2: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Bình Châu - Phước
    Bửu
    Chương 3: Những định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu
    Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...