Luận Văn Đánh giá tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển - đảo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lí do chọn đề tài:
    Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một quốc gia biển. Biển thực sự
    gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
    phòng an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước.Chẳng thế mà, từ xa xưa,
    ông cha ta đã nói tới vị trí to lớn của biển. Biển nước ta không chỉ rộng lớn về không
    gian: “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, mà còn là điều kiện để Việt Nam cùng thế giới
    bước vào “thế kỷ của đại dương”.
    Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Bờ
    biển Việt Nam dài 3260 km, trung bình khoảng 100 km2 đất liền thì có 1 km đường bờ
    biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Ven bờ biển có 2773 hòn đảo lớn nhỏ các
    loại, với tổng diện tích 1720 km2 Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Việt Nam có thể
    đẩy mạnh viêc phát triển kinh tế biển - đảo một cách có hiệu quả.
    Kinh tế biển - đảo là các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác
    biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào
    yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dãi đất liền bao gồm:
    đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế biến dầu, khí, công nghiệp chế biến thủy
    hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học công nghệ biển,
    đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển - đảo, điều tra cơ bản về tài nguyênmôi
    trường biển-đảo. Chính vì vậy, đó là những lợi thế cho tất cả các quốc gia trên thế
    giới có được vùng bờ biển trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi nước trong đó có
    Việt Nam.
    Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, tức phải cạnh tranh với quốc tế để tồn tại
    và phát triển, so với sự phát triển của thế giới đương đại, thì cơ sở hạ tầng của các
    vùng biển, ven biển và hải đảo nước ta còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng
    biển còn nhỏ lẻ manh mún, các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so
    với các nước trong khu vực . Đến nay, Việt Nam chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc
    theo bờ biển nối các thành phố, các khu kinh tế, khu công nghiệp. Vì vậy, sẽ gặp rất
    nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh về kinh tế biển giữa nước ta với các quốc
    gia khác trong khu vực và trên thế giới. Với những vấn đề trên, đề tài sẽ đề cập một số
    nét khái quát về tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam.
    Từ đó, đưa ra những định hướng và các giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế biển-đảo
    trong thời gian tới, hầu phát huy được những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên đã ban
    tặng.
    II. Mục đích nghiên cứu:
    - Đánh giá khái quát tiềm năng kinh tế biển - đảo Việt Nam
    - Đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam
    - Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động tới quá trình phát triển kinh
    tế biển - đảo Việt Nam.
    Trang 1
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ khái niệm kinh tế biển - đảo nói chung và tiềm năng phát triển kinh tế
    biển - đảo Việt Nam nói riêng.
    - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế biển - đảo
    Việt Nam.
    - Khả năng phát triển kinh tế biển - đảo của Việt Nam.
    - Định hướng quá trình phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam đến năm 2010 và
    tầm nhìn đến năm 2020.
    IV. Giới hạn của đề tài.:
    Đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung cụ thể mà mục đích và nhiệm vụ đã đề
    ra: “Tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam”. Định hướng và giải pháp
    phát triển kinh tế biển - đảo trong thời gian sắp tới.
    V. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
    Biển - đảo là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đối
    với tất cả các quốc gia có vùng bờ biển. Vì thế, ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình
    nghiên cứu về lĩnh vực này như: “chiến lược phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam”
    của PGS – TS Bùi Tất Thắng; “ Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam - tiềm năng và triển
    vọng” của GS – TS Lê Đức Tố Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
    tập san, tin tức, báo chí đề cập đến vấn đề này.
    VI.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
    Địa lí học là một môn khoa học tổng hợp vừa mang tín thực tiễn sâu sắc lại vừa
    mang tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lí còn mang tính thời đại, nó luôn biến
    đổi phù hợp với những khám phá của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, khi tiến hành
    nghiên cứu thực hiện đề tài “Tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam”,
    tôi đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên cứu của địa lí học nói chung
    và địa lý kinh tế - xã hội nói riêng để hoàn thành đề tài của mình.
    1. Phương pháp luận:
    1.1. Quan điểm hệ thống:
    Địa lí kinh tế học nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ sản xuất một trong các mối
    quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề
    này, vùng biển - đảo Việt Nam được coi là một hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất,
    được xem xét đánh giá quá trình phát triển kinh tế - xã hội của biển-đảo Việt Nam và
    sự kết hợp hài hòa với các ngành kinh tế khác trong cả nước.
    1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.
    Địa lí kinh tế - xã hội là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ
    kinh tế-xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các
    nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội của biển - đảo Việt Nam chúng ta cần xem
    xét nó trong một chỉnh thể chung của khu vực và thế giới, giải quyết mối quan hệ giữa
    tiềm năng, sự phát triển với việc nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi
    trường Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu, định ra những biện pháp cụ thể nhằm
    phát huy lợi thế tối đa của ngành của các thành phần kinh tế để tạo động lực phát triển
    kinh tế-xã hội của đất nước.
    Trang 2
    1.3.Quan điểm lịch sử viễn cảnh.
    Sự phát triển kinh tế nói chung không phải là yếu tố ổn định mà là yếu tố vận
    động có mối quan hệ phù hợp. Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế biển - đảo luôn thay
    đổi theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ đó. Việc nhìn nhận
    chiều hướng phát triển kinh tế, sự thay đổi của nó qua từng giai đoạn của lịch sử đất
    nước trong quá khứ và hiện tại cho phép chúng ta vạch ra viễn cảnh dự báo cho sự
    phát triển trong tương lai.
    2. Phương pháp nghiên cứu:
    Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: phương pháp toán
    học, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Đề tài còn sử
    dụng những phương pháp riêng đặc trưng của khoa học địa lý: phương pháp tổng hợp,
    phương pháp bản đồ - biểu đồ Trong đó, đề tài đặc biệt sử dụng phương pháp lấy ý
    kiến chuyên gia, sử dụng những phương pháp mà nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã
    sử dụng.
    VII. Đóng góp mới của đề tài:
    Qua nghiên cứu lý luận và thực tiển, đề tài cho thấy sự chênh lệch to lớn giữa
    tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển-đảo. Từ đó đưa ra các định hướng và các giải
    pháp tối ưu nhằm phát triển kinh tế biển-đảo một cách có hiệu quả.
    VIII. Ý nghĩa của đề tài:
    Kinh tế biển-đảo là một nền kinh tế đầy tiềm năng và triển vọng. Tuy nhiên bên
    cạnh các tài nguyên khác thì việc khai thác tài nguyên biển còn quá nhỏ bé so với tiềm
    năng hiện có. Vì vậy, cần có những định hướng chiến lược, những biện pháp hữu hiệu
    nhằm khai thác tốt nguồn tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tổ quốc ta.
    IX. Cấu trúc của đề tài:
    Đề tài gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong
    phần nội dung được chia thành bốn chương, cụ thể như sau:
    - Chương I: Khái quát về Biển Đông và đặc điểm chung của vùng biển Việt
    Nam
    - Chương II: Tiềm năng về phát triển kinh tế biển-đảo của Việt Nam.
    - Chương III: Hiện trạng phát triển kinh tế biển-đảo Việt Nam và vấn đề khai
    thác tổng hợp kinh tế biển.
    - Chương IV: Định hướng chiến lược và hệ thống các giải pháp phát triển kinh
    tế biển-đảo của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...