Luận Văn Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Huyện Tịnh Biên – An Giang

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Huyện Tịnh Biên – An Giang

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    P
    HN M ĐU


    1. Lý do chọn đề tài
    Du lịch là ngành kinh tế xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Nó được mệnh danh là: “Ngành công nghiệp không khói” và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Du lịch đang phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được rất nhiều các quốc gia đầu tư phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
    Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển du lịch sao cho xứng với vị trí và vai trò của ngành du lịch lại càng trở nên cần thiết. Những năm gần đây, hoạt động du lịch của nước ta diễn ra hết sức sôi động và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thực hiện chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
    Riêng Tịnh Biên là một huyện thuộc một bộ phận của Tỉnh An Giang nằm trong vùng du lịch sông nước miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị là những tiềm năng quý của huyện cần được khai thác để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng, của tỉnh và của cả nước nói chung.
    Tuy nhiên, sự phát triển du lịch của huyện trong thời gian vừa qua chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện: khách đến ít, doanh thu thấp, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, hiệu quả khai thác các tài nguyên du lịch chưa cao.
    Là một sinh viên của khoa Sư phạm, chuyên ngành Sư phạm Địa lý với sự say mê nghiên cứu, thích tìm hiểu về du lịch nói chung và ngành du lịch của huyện Tịnh Biên, huyện quê hương nói riêng. Bên cạnh, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên - Th.s. Bùi Hoàng Anh, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn trong Bộ môn, tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch Huyện Tịnh Biên – An Giang”. Qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần giúp ngành du lịch huyện sẽ khai thác tốt hơn những tiềm năng sẵn có của mình, từ đó cũng góp phần tạo nên một cục diện mới cho nền kinh tế cũng như đời sống vật chất và tinh thần của người dân huyện Tịnh Biên nói riêng, tỉnh An Giang nói chung.

    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Cùng với sự phát triển đó có những bài viết tìm hiểu về sự phát triển của huyện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như.
    Đỗ Bích Liên (khóa luận tốt nghiêp). Tiềm năng hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang (2004).


    Tuy nhiên, mọi việc đều có giới hạn, tìm hiểu thực trạng đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu về tiềm năng, hiện trạng từ đề xuất phương hướng và giải pháp cho việc phát triển ngành du lịch của huyện Tịnh Biên.

    3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

    3.1. Mục đích
    - Vận dụng những kiến thức về địa lí văn hóa và du lịch, để nghiên cứu tổng hợp các tiềm năng phát triển du lịch và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Tịnh Biên và từ đó đề xuất giải pháp và phương hướng phát triển du lịch của huyện Tinh Biên trong thời gian tới.

    3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được những mục đích đã đề ra, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
    - Kiểm kê, khảo sát và đánh giá tình hình khai thác tài nguyên du lịch, tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng và các chính sách đầu tư phát triển du lịch của huyện Tịnh Biên.
    - Phân tích hiện trạng để thấy được hoạt động du lịch của huyện Tịnh Biên để thấy được những thành tựu, bên cạnh còn những khó khăn, hạn. Từ đó đề xuất những giải pháp, phương hướng cơ bản góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch của huyện Tịnh Biên trong thời gian tới.
    4. Giới hạn của đề tài

    4.1. Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu
    Do bước nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế như: hạn chế về nguồn đầu tư nguyên liệu, thời gian và kinh nghiệm nên đề tài tôi chỉ nghiên cứu trong một phạm vi đó là toàn lãnh thổ huyện Tịnh Biên. Bao gồm các xã thị trấn như (thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Tịnh Biên), 11 xã (xã Núi Voi, xã Nhơn Hưng, xã Thới Sơn, xã An Phú, xã An Nông, xã An Hảo, xã Vĩnh Trung, xã An Cư, xã Văn Giáo, xã Tân Lợi, xã Tân Lập) cùng 61 ấp, khóm trong toàn huyện.

    4.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
    Từ mục đích và nhiệm vụ giới hạn lãnh thổ của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:
    - Phân tích các tiềm năng, hiện trạng, định hướng phát triển du lịch của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
    - Đánh giá bao quát sự phát triển ngành du lịch của huyện Tịnh Biên.
    - Từ đó có thể đưa ra những đề xuất, kiến nghị những định hướng phát triển khai thác tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả và bảo vệ môi trường.
    Đồng thời rút ra những phương hướng phát triển ngành du lịch của huyện Tịnh Biên trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010.


    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp luận
    5.1.1. Quan điểm tổng hợp
    Mỗi hiện tượng địa lí cần phải nắm được một cách tổng hợp trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác về mặt thời gian cũng như không gian. Trong khi nghiên cứu ta cần phải xem xét các khía cạnh có liên quan đến các hoạt động có liên quan đến du lịch. Nội dung nghiên cứu của ngành du lịch vốn đã rất phức tạp liên quan đến nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề có quy mô và bản chất khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, cần phải xem xét và đánh giá sự phát triển của hoạt động du lịch của huyện Tịnh Biên trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đường lối chính sách phát triển cũng như trong bối cảnh chung của ngành du lịch của Tỉnh, khu vực và của cả nước.
    5.1.2. Quan điểm hệ thống
    - Mọi sự vật hiện tượng điều tồn tại trong một không gian xác định ở một thời điểm nhất định. Vì thế phải gắn đối tượng nghiên cứu với một không gian cụ thể mà nó đang tồn tại và trong mối quan hệ với không gian xung quanh.
    - Phát triển du lịch của Huyện là một mắc xích trong hệ thống phát triển du lịch của Tỉnh An Giang và của cả đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Đồng thời, khi nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch phải tiến hành trên từng lảnh thổ cụ thể (xã, thị trấn, các di tích, các điểm du lịch, ) để từ đó thấy được mối quan hệ tương quan giữa chúng với nhau. Đây là cơ sở để xác định các điểm, tuyến du lịch của huyện Tịnh Biên đồng thời gắn liền với các tuyến du lịch trong Tỉnh và cả khu vực.
    5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
    Các quá trình phát triển kinh tế - xã hội không ngừng vận động trong không gian và biến đổi theo thời gian. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh cho phép cắt nghĩa được sự biến động của đối tượng nghiên cứu trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
    Khi đánh giá riêng về hiện trạng phát triển ngành du lịch, không thể không xem xét nó trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai, xem nó là một giai đoạn trong quá trình phát triển để xác định được xu hướng phát triển trong tương lai gần (đến năm 2010).
    5.1.4. Quan điểm sinh thái
    Khi đánh giá tiềm năng du lịch không thể không nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên, một nguồn lực cơ bản để phát triển ngành. Đồng thời, quan điểm sinh thái đòi hỏi trong quá trình khai thác, phát triển cần quan tâm đến các tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai.


    Bên cạnh đó, việc phối hợp khai thác các loại hình văn hóa lịch sử phục vụ du lịch cần phải đảm bảo giữ vững nét văn hóa lịch sử riêng của địa phương và dân tộc.

    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    5.2.1. Thu thập, điều tra và xử lí số liệu
    Khảo sát, đánh giá tiềm năng và hiện trạng của ngành du lịch là một công việc phức tạp. Vì vậy, phương pháp thu thập, điều tra và xử lí tư liệu rất quan trọng.
    Để thực hiện tốt phương pháp này, tôi đã tiến hành thu thập trong nhiều đợt và từ nhiều nguồn khác nhau để có được các số liệu và tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài. Đề tài đã sử dụng các tư liệu của “Sở du lịch tài nguyên môi trường An Giang, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Ban quản lý Du Lịch huyện, ”.
    Tôi đã tham khảo ý kiến của các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành trong huyện Tịnh Biên để nắm được tình hình phát triển du lịch của huyên Tịnh Biên trong những năm vừa qua và những định hướng trong thời gian tới.
    5.2.2. Phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê kinh tế
    Đây là phương pháp chính được sử dụng để xử lí số liệu trong phòng sau khi đã thu thập tài liệu, số liệu từ thực tế và từ các nguồn khác nhau.
    5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
    Đây là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu địa lí, đặc biệt là địa lí du lịch. Nó giúp cụ thể hóa số liệu, phản ánh những đặc điểm không gian và minh họa một cách chân thực các điểm du lịch, các tuyến du lịch đầy tiềm năng.
    5.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa
    Là một trong những phương pháp truyền thống của môn Địa lý, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của các lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch.
    Từ đó tôi đã trực tiếp tham quan, nghiên cứu tại các điểm, khu du lịch trong toàn huyện để thẩm định lại tính xác thực của những tài liệu đã có, thu tập thêm những tài liệu mới và giúp cho việc đề xuất các giải pháp hợp lí và khả thi hơn.
    5.2.5. Phương pháp dự báo
    Căn cứ vào tài nguyên du lịch, hiện trạng phát triển du lịch và dự báo định hướng phát triển ngành du lịch huyện Tịnh Biên, dự báo các chỉ tiêu về số lượng khách, doanh thu, cơ sở lưu trú cũng như xu hướng phát triển ngành du lịch huyên Tịnh Biên trong tương lai.

    6. Những đóng góp của đề tài
    Vận dụng cơ sở lý luận về du lịch và đánh giá về du lịch, nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá - xã hội, từ đó đánh giá hiện trạng du lịch của huyện Tịnh


    Biên, đưa ra những định hướng và giải pháp tối ưu để khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có để phát triển du lịch đem lại nguồn thu cho người dân.

    7. Ý nghĩa
    Từ việc đánh giá thực trang và đề ra giải pháp và phương hướng phát triển du lịch của huyện, qua đó có thể áp dụng kết quả nghiên cứu (những phương hướng và giải pháp) trong việc khai thác nguồn tài nguyên (tự nhiên, kinh té xã hội) phát triển ngành du lịch của huyện trong giai đoạn mới. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội năng cao đời sống nhân dân của huyện. Bênh cạnh đó phải tích cực bảo vệ môi trường.

    8. Cấu trúc luận văn
    Bố cục của bài gồm có ba phần:
    Phn mở đầu: nêu vắn tắt lí do, lịch sử nghiên cứu đề tài, mục đích nhiệm vụ, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, những đóng và ý nghĩ của đề tài.
    Phn nội dung: Nội dung luận văn được chia làm 3 chương:

    Chương 1: Tim năng phát triển du lịch huyên Tịnh Biên
    Trong chương này tôi chỉ tìm hiểu khái quát sơ bộ về: Tiềm năng phát triển du lịch huyện Tịnh Biên ở các mặt như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội để thấy được những thuận lợi và khó khăn cho việc khai thác ngồn tài nguyên để phát triển ngành du lịch của Huyện.

    Chương 2: Hin trạng phát triển du lịch huyện Tịnh Biên
    Trong chương này tôi chỉ tìm hiểu đánh giá: Hiện trạng phát triển ngành du lịch huyện Tịnh Biên để thấy những đóng góp của ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển theo ngành, theo lãnh thổ, kết quả đạt được, những khó khăn thách thức đang tồn tại từ đó đề phương hướng và giải pháp khắc phục.

    Chương 3: c phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tịnh Biên
    T rong chươ ng này tôi đi tìm hiể u v à đề ra: Cá c giả i phá p và hư ớ ng phát tr iển ( theo ngà nh và theo lã nh thổ) của ngà nh du lịc h ở huyệ n T ịnh B iê n

    Phn kết luận kiến nghị
    Trình bài ngắn gọn về những kết quả đạt được và đề xuất kiến nghị về hướng phát triển sau này của đề tài.
    Ngoài ra còn, các phụ lục, bảng biểu, hình ảnh minh họa.
     
Đang tải...