Tiểu Luận Đánh giá tiềm năng tái sử dụng nước thải ở thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Ác Niệm, 5/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI
    Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    Nguyễn Phước Dân, Huỳnh Khánh An, Phạm Ngọc Hòa
    Khoa Môi Trường - ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc Gia TP HCM

    Giới thiệu
    Khái niệm tái sinh nước thải sinh hoạt hay tái sử dụng nước thải (wastewater
    reclaimation) đã có từ rất lâu. Từ xưa, ông cha ta đã biết tái sinh nước thải sinh hoạt cho
    mục đích tưới tiêu trong nông nghiệp. Những hoạt động này đã giải quyết tình trạng khan
    hiếm nguồn nước trong thời kỳ đó. Ngày nay, khi dân số và và khả năng ô nhiễm nguồn
    nước ngày càng tăng thì vai trò tái sử dụng nước ngày càng trở nên quan trọng hơn. Tái
    sinh nước thải là quá trình phục hồi nước thải bỏ từ các hộ gia đình, từ các quá trình sản
    xuất để tạo ra sản phẩm có ích hơn. Với các biện pháp xử lý thích hợp, nước thải có thể
    đáp ứng được các nhu cầu khác nhau như dội rửa toilet, làm mát trong công nghiệp, tưới
    tiêu trong nông nghiệp và có thể dùng để uống, v.v . Việc tái sinh nước thải có rất nhiều
    lợi ích khác nhau, tùy thuộc vào các hình thức tái sử dụng.
    Giá trị của nước tái sinh thường phụ thuộc vào chất lượng nước cung cấp khi so
    sánh với nhu cầu của người sử dụng, trữ lượng nước sạch sẵn có và khả năng đáp ứng các
    nhu cầu thường xuyên thay đổi bất thường, hiệu quả của luật/quy định trong kiểm soát
    quá trình tái sử dụng và thái độ của các tổ chức chịu trách nhiệm thi hành luật, chi phí
    hiện tại và chi phí dự kiến trong tương lai đối với nước sạch cho người sử dụng.
    Để đánh giá các tiềm năng tái sử dụng, các yếu tố sau cần phải được quan tâm: (i)
    mức độ xử lý - nếu cần phải thực hiện quá trình xử lý nước tăng cường trước khi thải ra
    môi trường thì chi phí có thể tiết kiệm được nếu đã có quá trình xử lý bậc 2; (ii) Quy mô
    dự án - tỷ lệ tái sử dụng có thể dao động từ một đối tượng riêng lẻ cho đến nhiều mục
    đích sử dụng khác nhau mà không phục vụ cho ăn uống và (iii) mạng lưới phân phối -
    các tuyến đường vận chuyển khác nhau sẽ có các thuận lợi khác nhau. Việc tái sử dụng sẽ
    có thuận lợi hơn nếu như đã có mạng lưới phân phối hoặc nước tái sinh được phục vụ cho
    một lượng lớn đối tượng sử dụng.
    Phương pháp luận
    Phạm vi
    Đánh giá tiềm năng sử dụng nước tái sinh từ nước thải sinh hoạt sau xử l ý ở
    TP.HCM cho các đối tượng:
    - Tái sử dụng ở đô thị đối với vùng hạn chế và không hạn chế tiếp xúc cộng
    đồng: tưới cây, tưới công viên ở vùng không hạn chế tiếp xúc cộng đồng và vùng hạn chế
    tiếp xúc với cộng đồng, dội rửa toilet, chữa cháy, điều hòa không khí, tưới đường.
    - Phục vụ xây dựng: đầm nén nền móng, kiểm soát ô nhiễm bụi, phun nước rửa,
    đầm nén đất.
    - Công nghiệp: làm mát và vệ sinh thiết bị
    - Tái tạo cảnh quan ở vùng hạn chế và không hạn chế tiếp xúc cộng đồng: các
    hồ, các đài phun nước và khơi thông dòng chảy.
    Phương pháp nghiên cứu
    Hai nội dung sau được thực hiện trong nghiên cứu này:
    Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng và quy họach khai thác nguồn nước ở TP.HCM
    Nội dung 2: Đánh giá xử lý nước thải cấp thoát nước và tiềm năng của các đối
    tượng có khả năng sử dụng nước tái sinh ở TP HCM.
    Đánh giá toàn diện tiềm năng sử dụng nước tái sinh một cách đầy đủ tại Tp. Hồ
    Chí Minh là công việc khó khăn do hiện nay vấn đề tái sinh tái sử dụng nước của thành
    phố còn rất mới, chưa có dự án đầu tư nào hình thành cho đến nay. Mặt khác, việc tái
    sinh/tái sử dụng nước chưa đề cập trong quy họach tổng thể của thành phố hoặc trong
    chiến lược bảo vệ môi trường hay các kế hoạch phát triển cấp nước tương lai của thành
    phố. Do đó, nhóm nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái sinh nước thải tại Tp. Hồ Chí Minh
    không thể dựa vào cơ sở pháp lý hoặc cơ sở dự án thí điểm địa phương nào, mà chỉ có thể
    đánh giá tiềm năng dựa trên các nội dung sau:
    - Phân tích trữ lượng của nguồn nước ngọt sẵn có ở TP.HCM, suy giảm chất
    lượng nguồn nước tự nhiên,
    - Phân tích tính sẵn có/tính ổn định của nguồn nước thải xử lý bậc II từ các trạm
    xử lý nước thải tập trung lưu vực và các trạm xử lý nước thải từ các cơ sở dịch vụ, cụm
    dân cư,
    - Phân tích lợi ích chi phí của nước tái sinh so với chi phí nước khai thác từ các
    nguổn nước tự nhiên cho các đối tượng sử dụng nước khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...