Luận Văn Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục các thuật ngữ viết tắt . .5
    Danh mục hình . .5
    Danh mục bản đồ . .5
    Danh mục bảng . .6
    Mở đầu . 7
    1. Tính cấp thiết của đề tài . .7
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ . .8
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . .8
    4. Cấu trúc khóa luận . 8
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . .9
    1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch sinh thái . 9
    1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái . .9
    1.1.2. Đặc trưng của du lịch sinh thái . .11
    1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản . 13
    1.2. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và VQG . 15
    1.2.1. Tác động tích cực từ hoạt động du lịch ở VQG . .15
    1.2.2. Tác động tiêu cực do hoạt động du lịch ở VQG . .16
    1.3. Tiềm năng du lịch sinh thái của các VQG . .17
    1.3.1. Hệ thống VQG là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái . .17
    1.3.2. Các tiêu chí đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của VQG . 18
    1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . .20
    1.4.1. Các quan điểm nghiên cứu . .20
    1.4.2. Phương pháp nghiên cứu . .22
    Chương 2: Tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Bái Tử Long . .25
    2.1. Khái quát chung VQG Bái Tử Long . .25
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . .26
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự . .27
    2.1.3. Vị thế của VQG Bái Tử Long cho phát triển du lịch sinh thái . .27
    2.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên . .28
    2.2.1. Vị trí địa lý . 28
    2.2.2. Địa hình - địa mạo . 29
    2.2.3. Các thành tạo địa chất . .30
    2.2.4. Khí hậu thủy văn . .30
    2.2.5. Sóng và nhiệt độ nước biển . .32
    2.2.6. Tài nguyên sinh vật . .32
    2.2.7. Tiềm năng du lịch tự nhiên . .42
    2.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn . 47
    2.3.1. Đặc điểm dân cư . 47
    2.3.2. Đặc điểm kinh tế . 48
    2.3.3. Tiềm năng du lịch nhân văn . 49
    Chương 3: Hiện trạng hoạt động du lịch ở VQG Bái Tử Long . 52
    3.1. Khách du lịch . 52
    3.1.1. Nguồn khách và thành phần khách . 52
    3.1.3. Số lượng khách . .52
    3.2. Doanh thu . 53
    3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch . .54
    3.4. Thực trạng khai thác các tuyến điểm tham quan . .57
    3.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách 60
    3.5.1. Nhu cầu của du khách . . 60
    3.5.2. Khả năng đáp ứng . . .61
    3.5.3 Mức độ ảnh hưởng. .62
    3.6. Mức độ đảm bảo vai trò giáo dục và thuyết minh môi trường . .63
    Chương 4: Định hướng - Giải pháp phát triển du lịch sinh thái VQG Bái
    Tử Long . .67
    4.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở VQG Bái Tử Long . .67
    4.1.1. Định hướng về sử dụng tài nguyên DLST bền vững . .67
    4.1.2. Định hướng về không gian du lịch . 68
    4.1.3. Định hướng về công tác đào tạo nhân lực . .70
    4.1.4. Định hướng về sự tham gia của cộng đồng . .70
    4.1.5. Định hướng về thị trường và quảng bá du lịch . .71
    4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch . .72
    4.2.1. Giải pháp về tổ chức hoạt động và quản lý . .72
    4.2.2. Giải pháp về môi trường . .73
    4.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng . 74
    4.2.4. Giải pháp về tổ chức quy hoạch du lịch cộng đồng . .75
    4.2.5. Giải pháp về thị trường . .75
    4.2.6. Giải pháp về vốn đầu tư . .77
    Kết luận . .78
    Tài liệu tham khảo . 80
    Phụ lục . .82






    Đánh giá tiềm năng phát triển DLST VQG Bái Tử Long
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, ELNino
    liên tục xảy ra và theo báo cáo của đài khí tượng thủy văn thì tình hình môi
    trường nói chung đang là vấn đề toàn cầu quan tâm. Nền kinh tế thế giới nói
    chung và Việt Nam nói riêng trong những năm qua đang trên đà phát triển
    nhanh. Việc phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển theo
    hướng bền vững. Bên cạnh đó thì môi trường cuộc sống của con người đặc biệt
    là tại các thành phố lớn ngày càng trở lên ngột ngạt do đó theo quy luật tâm lý,
    con người có nhu cầu tìm về những nơi có không khí trong lành và yên tĩnh để
    nghỉ ngơi. DLST được xem như là một hướng đi mới, một xu thế phát triển mới
    và chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch thiên
    nhiên có trách nhiệm hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn tự nhiên, các giá trị văn hóa
    bản địa, phát triển cộng đồng mà vẫn bảo đảm nguồn lợi kinh tế.
    Việt Nam có đường bờ biển dài 3240 km, lại nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới
    nên Việt Nam có nhiều VQG nằm trong chiến lược bảo tồn ĐDSH, mang tính đặc
    thù cao và là điểm lý tưởng để phát triển DLST nói chung và DLST biển nói
    riêng. VQG Bái Tử Long thuộc huyện Vân Đồn là một trong những điểm giàu
    tiềm năng như vậy. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở đây mới chỉ ở giai đoạn đầu của
    sự phát triển, chưa được quy hoạch cụ thể nên việc khai thác tài nguyên mang lại
    hiệu quả kinh tế thấp, chưa xứng với tiềm năng vốn có của mình.
    Thực tế, trước khi được công nhận là VQG thì các khu rừng là nguồn
    sống chủ yếu của cư dân bản địa. Song từ khi được công nhận là VQG thì việc
    khai thác động thực vật trong khu vực VQG là không thể. Vấn đề được đặt ra
    là làm cách nào vừa khai thác tài nguyên mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa
    bảo vệ được hiện trạng của VQG mà vẫn đảm bảo được đời sống của người
    dân địa phương tại khu vực VQG Bái Tử Long. Do vậy khóa luận với đề tài:
    Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bái Tử
    Long, tỉnh Quảng Ninh” mong muốn góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về
    Nguyễn Thị Hồng Vân - Văn Hóa Du Lịch Trang: tiềm năng phát triển DLST tại VQG Bái Tử Long mà chủ yếu là dựa vào cộng
    đồng đảm bảo tính bền vững cho khu vực VQG.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ
    Mục tiêu của đề tài là dựa trên cơ sở đánh giá tiềm năng và hiện trạng
    hoạt động DLST của VQG Bái Tử Long, nhằm đề xuất những giải pháp khai
    thác hợp lý tiềm năng, phát triển DLST trong khu vực.
    Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung giải quyết những
    nhiệm vụ chính sau:
    - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về DLST và tiềm năng của DLST.
    - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng DLST của VQG Bái Tử Long.
    - Phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch tại VQG Bái Tử Long.
    - Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng của VQG Bái Tử
    Long phục vụ phát triển DLST trong khu vực.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Tập trung vào các thành tố của điều kiện văn hóa, tự nhiên như: địa
    hình, cảnh quan, độ bền vững, vị trí, khả năng tiếp cận và cơ sở vật chất kỹ
    thuật du lịch để phát triển du lịch đặc biệt là loại hình DLST.
    * Phạm vi lãnh thổ
    Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST tại VQG
    Bái Tử Long (nằm trong ranh giới hành chính của xã Minh Châu, xã Quan Lạn),
    có gắn với không gian du lịch huyện Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh.
    4.Cấu trúc khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
    khóa luận gồm bốn chương :
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST tại VQG
    Chương 3. Hiện trạng hoạt động du lịch ở VQG Bái Tử Long
    Chương 4: Định hướng - Giải pháp phát triển DLST VQG Bái Tử Long
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...