Luận Văn Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Tài Nguyên và Môi Trường, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
    Xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến T.S Chế Đình Lý- phó viện trưởng viện Tài nguyên – Môi trường TP Hồ Chí Minh, đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy luôn hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, nhắc nhở và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có hoàn thành đề tài đã chọn.
    Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú thuộc Sở văn hóa- thể thao & du lịch tỉnh Phú Yên đã cung cấp tài liệu, số liệu và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn.
    Xin gởi lời cảm ơn chân đến các bạn cùng lớp đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm học tập trong suốt quá trình học và làm luận văn.
    Cuối cùng, xin cảm ơn ba mẹ và các em đã luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao và quan trọng nhất để tôi có thể có được thành công như ngày hôm nay.
    TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2010
    Sinh viên
    Võ Song Xuân Thủy




    TÓM TẮT

    Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên” được thực hiện từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2010 với các nội dung:
    - Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch và đánh giá các tiềm năng DLST của tỉnh Phú Yên. Khảo sát tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên trong các năm gần đây.
    - Xác định được các lợi thế phát triển ngành du lịch của tỉnh từ các yếu tố bên trong và bên ngoài và so sánh lợi thế đó với lợi thế phát triển của ngành du lịch các tỉnh Khánh Hòa và Bình Định thông qua phương pháp ma trận CPM.
    - Xác định được mức độ bền vững của ngành du lịch tỉnh Phú Yên theo 23 tiêu chi du lịch bền vững của Hiệp hội Du lịch Thế giới (UNWTO).
    - Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên trong giai đoạn mới thông qua 2 phương pháp ma trận SWOT và phương pháp ma trận quy hoạch chiến lược định lượng (QSPM).


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN ii
    TÓM TẮT iii
    MỤC LỤC iv
    DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ vii
    DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
    Chương 1 1
    MỞ ĐẦU 1

    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Tổng quan tài liệu 2
    Chương 2 5
    TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN 5

    2.1.2. Khí hậu 5
    2.1.3. Địa hình 5
    2.1.4. Thủy văn 6
    2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 6
    2.1.5.1. Tài nguyên đất 6
    2.1.5.2. Tài nguyên rừng 6
    2.3.3. Giao thông 10
    2.3.4. Cơ sở hạ tầng 11
    2.4. Truyền thống văn hóa 12
    2.4.1. Văn hóa 12
    2.4.2. Lễ hội 12
    Chương 3 16
    NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

    3.1. Nội dung nghiên cứu 16
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 16
    Chương 4 19
    KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 19

    4.1. Đánh giá tiềm năng du lịch và hiện trạng du lịch tỉnh Phú Yên. 19
    4.1.1. Tiềm năng du lịch Phú Yên. 19
    4.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động du lịch tỉnh Phú Yên. 22
    4.2. Các lợi thế so sánh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên. 26
    4.2.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ngành du lịch tỉnh Phú Yên 26
    4.2.2. Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ngành du lịch Phú Yên. 29
    4.2.3. So sánh lợi thế cạnh tranh ngành du lịch Phú Yên với 2 tỉnh Khánh Hòa và Bình Định. 34
    4.3. Đánh giá tính bền vững các hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên. 37
    4.4. Phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên. 46
    4.4.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững DLST của tỉnh Phú Yên thông qua ma trận SWOT. 46
    4.4.2. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững DLST tỉnh Phú Yên. 52
    Chương 5 54
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

    5.1. Kết luận 54
    5.2. Kiến nghị 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
    PHỤ LỤC 57




    DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    DLST du lịch sinh thái
    KBT khu bảo tồn
    KDL khu du lịch
    IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới
    IUWTO Hiệp hội du lịch thế giới
    QLHQ & BV quản lý hiệu quả và bền vững
    KTXH & CĐ kinh tế xã hội và cộng đồng
    DSVH di sản văn hóa
    MT môi trường



    DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 4.1: Thống kê lượt khách du lịch đến Phú Yên từ năm 2005 – 2009 .31
    Biều đồ 4.2: Thống kê doanh thu kinh doanh du lịch Phú Yên từ năm 2005- 2009 32
    Biểu đồ 4.3: Biểu đồ so sánh lợi thế cạnh tranh du lịch các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định 44
    Biểu đồ 4.4: Biểu đồ đánh giá mức độ bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo 23 tiêu chí du lịch bền vững của UNWTO 53
    Biểu đồ 4.5: Biểu đồ mức độ thành công của các giải pháp phát triển DLST tại tỉnh Phú Yên .61



    DANH SÁCH CÁC HÌNH


    Bảng 4.1: Ma trận EFE cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên .34
    Bảng 4.2: Ma trận IFE cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên 37
    Bảng 4.3: Ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh ngành du lịch các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định 42
    Bảng 4.4: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực quàn lư hiệu quả và bền vững 46
    Bảng 4.5: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST theo lĩnh vực gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương.
    Bảng 4.6: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực 49
    Bảng 4.7: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .50
    Bảng 4.8: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm .50
    Bảng 4.9: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên 51
    Bảng 4.10: Đánh giá mức độ bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ các tác động tiêu cực. 52






    Chương 1
    MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề

    Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu ngày càng cao trong đời sống hiện nay. Việt Nam với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mà đặc biệt là du lịch sinh thái đang có tiềm năng rất lớn. Hiện nay, các hoạt động du lịch sinh thái đang được hình thành và phát triển ở một số địa điểm như khu bảo tồn, vườn quốc gia, hệ sinh thái đất ngập nước Nhưng nhìn chung, loại hình du lịch này còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản, chưa có sự đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái. Do đó, du lịch sinh thái vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
    Với địa hình, địa mạo đa dạng bao gồm rừng, núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo, sông, hồ, . tạo nên phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp; cùng nhiều di tích văn hóa - lịch sử có giá trị, Phú Yên có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái. Trong các năm qua, Phú Yên đã tiếp đón nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến du lịch với các hình thức như tham quan, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, Tuy nhiên, du lịch Phú Yên vẫn chưa phát triển mạnh và đạt được kết quả như mong muốn do còn hạn chế bởi các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu, không tạo được nét đặc trưng, khó khăn về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông Đó là lí do đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ” được tác giả chọn làm luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái trường ĐH Nông Lâm TpHCM.

    1.2 Tổng quan tài liệu
    Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang đậm nét văn hóa – xã hội mà sự tồn tại của nó gắn liền với môi trường. Việc bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch sẽ mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Hiện nay, du lịch sinh thái là một bộ phận của ngành du lịch nhưng lợi ích của nó mang lại vô cùng to lớn. Du lịch sinh thái giúp bảo vệ tài nguyên môi trường, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, mang lại lợi nhuận cho các đơn vị kinh doanh du lịch và đặc biệt là đóng góp không ít ngân sách vào nền kinh tế quốc gia.
    Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) định nghĩa: “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ram và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực”. Từ cuối thập niên 1990, các quốc gia phát triển đều thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái thông qua các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới như: Du lịch sinh thái cho các nhà lập kế hoạch và quản lý của tác giả Kreg Lindberg, Megan Epler Wood và David Engeldrum- 1999 giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý thấy được các lợi ích của du lịch sinh thái mang lại và ra quyết định đúng đắn. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright của trường đại học Harvard về “Những xu thế nền tảng du lịch toàn cầu trong các thập nên tới” nhấn mạnh vai trò và hướng phát triển ngành du lịch Tại Việt Nam, với sự giúp đỡ của các tổ chức trên thế giới và các nghiên cứu trong nước cũng đưa ra các dự án, công trình nghiên cứu về phát triển du lịch như: Dự án du lịch bền vững của tổ chức IUCN; Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà- Hải Phòng của tiến sỹ Phạm Trung Lương; Sở du lịch Thừa Thiên Huế cũng đưa ra các nghiên cứu về phát triển du lịch A – Lưới, mô hình du lịch cộng đồng- Du lịch sinh thái tại Nam Đông
    Hiện nay có nhiều nghiên cứu của các trường ĐH Dân Lập Văn Lang, ĐH Cần Thơ, ĐH Xã Hội & Nhân Văn, ĐH Huế thuộc các mảng về du lịch sinh thái. ĐH Nông Lâm TP. HCM là một trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu theo các hướng như: đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái, ứng dụng GIS trong việc quản lý tài nguyên - văn hóa và nhiều khía cạnh khác Các nghiên cứu như: đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh; Ảnh hưởng của phát triển du lịch sinh thái đến đời sống của các cộng đồng người Mạ và người S’Tiêng sống tại xã Tà Lài- VQG Cát Tiên; Ứng dụng phương pháp SWOT để đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái Đá Bia ở tỉnh Phú Yên
    Phú Yên thuộc các tỉnh duyên hải miền Nam Trung bộ, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trong điểm miền Trung. Phú Yên nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn. Đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Bờ biển dài gần 200km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp kết hợp với nét văn hóa bản địa, văn hóa lịch sử đặc sắc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh cơ bản hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, nước, dịch vụ du lịch . là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về du lịch của Phú Yên vẫn chưa được quan tâm nhiều. Để bổ sung vào khiếm khuyết đó, trong luận văn này, tác giả đặt ra nhiệm vụ giải quyết vấn đề “Làm thế nào phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên?”. Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn sẽ giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
    - Hiện trạng du lịch tại Phú Yên như thế nào?
    - So với các tỉnh ven biển miền Trung thì ngành du lịch Phú Yên có những lợi thế so sánh như thế nào?
    - Đánh giá mức độ bền vững của du lịch cần phải dựa theo các tiêu chí nào ?
    - Giải pháp nào sẽ giúp cho các hoạt động du lịch phát triển bền vững mà vẫn đảm bảo mục tiêu bền vững trong giai đoạn mới ?
    1.3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu tổng quát: Phân tích các thông tin và số liệu thu thập được nhằm nêu lên hiện trạng, đánh giá và đưa ra giải pháp khai thác tiềm năng, phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh Phú Yên.
    Mục tiêu cụ thể:
    - Tìm hiểu các tiềm năng du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch tại Phú Yên hiện nay.
    - Đánh giá những lợi thế so sánh của ngành du lịch Phú Yên so với các tỉnh ven biển miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định.
    - Đánh giá mức độ bền vững của ngành du lịch Phú Yên theo tiêu chí của UNWTO.
    - Phân tích những mặt phát triển cần khắc phục và cải thiện để phát triển bền vững, ngành du lịch Phú Yên.
    - Đề xuất các giải pháp phát triển du lich tỉnh Phú Yên đến năm 2020 theo hướng bền vững.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
    Về thời gian: Các nguồn dữ liệu thu thập mới nhất có thể được ( năm 2004 – 2009)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...