Luận Văn đánh giá tiềm năng dầu khí tầng oligocene muộn – miocene sớm lô 16 – 2 bồn trũng cửu long

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dầu khí là một nguồn năng lượng vô cùng quan trọng của nhân loại. Nguồn
    tài nguyên này phục vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi con người,
    và hiện đang là vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.
    Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế theo con đường
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
    Trong đó ngành công nghiệp dầu khí đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy việc
    phát hiện ra các mỏ dầu và mỏ khí có giá trị thương mại có ý nghĩa rất lớn.
    Bồn trầm tích Cửu Long được đánh giá là một trong những khu vực có tiềm
    năng về dầu khí lớn nhất Việt Nam với các mỏ hiện đang khai thác như Bạch Hổ,
    Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Ruby và nhiều phát hiện dầu khí khác đang được
    đánh giá về trữ lượng, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm bồn trũng.
    Xu hướng tìm kiếm thăm dò dầu khí hiện nay là quan tâm chú ý đến các lô ở
    ven rìa bồn trũng như 16 – 1, 16 – 2, 17 nhằm phát hiện ra những khu vực có tiềm
    năng dầu khí còn lại. Trong đó, lô 16 – 2 đã được tiến hành thu nổ địa chấn 2D, 3D
    và khoan thăm dò dựa theo hợp đồng kí kết giữa Conoco, KNOC và PVSC; chủ
    yếu tiến hành ở khu vực trung tâm của lô, khu vực phía Tây và phía Đông của lô
    chỉ được tiến hành thu nổ địa chấn 2D. Do kết quả kém trong các giếng khoan thăm
    dò và triển vọng thấp trong các cấu tạo còn lại, Conoco và cổ đông đã hoàn trả lại
    toàn bộ lô 16 – 2.
    Nhằm mục đích đánh giá lại tiềm năng dầu khí của lô 16 – 2 để kêu gọi các
    nhà thầu đầu tư và được sự chấp thuận Bộ môn Địa chất Dầu khí, khoa Địa chất,
    Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, em đã thực hiện tiểu luận:
    ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG OLIGOCENE MUỘN – MIOCENE SỚM LÔ 16 – 2 BỒN TRŨNG CỬU LONG”.
    Phương pháp luận của đề tài: dựa trên bản đồ cấu trúc xác định được chiều
    dày, diện tích và thể tích của các cấu tạo triển vọng; dựa vào tài liệu địa vật lý
    giếng khoan của các giếng khoan thăm dò xác định được các chỉ số độ rỗng, độ bão
    hoà nước, tỉ số net/gross và hệ số thành hệ; từ đó bằng phương pháp thể tích kết
    hợp mô phỏng Monte – Carlo tính được trữ lượng dầu khí tiềm năng cho mỗi tầng
    trầm tích.
    Để thực hiện được tiểu luận này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
    thầy Thạc Sĩ Phạm Vũ Chương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên thuộc
    phòng Thăm Dò, Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí – PVEP. Em xin chân
    thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của quý thầy và sự giúp đỡ tận tình của mọi người
    để em có thể hoàn thành tiểu luận này.
    Do thời gian thực hiện hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa đầy đủ và lý do
    bảo mật cùng với sự hiểu biết hạn hẹp của một sinh viên nên tiểu luận không thể
    tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận được
    sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và bạn bè.
    MỤC LỤC
    PHẦN CHUNG
    CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU LONG --------------10
    I.1 – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ---------------------------------------------------------------------- 10
    I.2 – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT --------------------------------------------- 11
    I.3 – ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT -------------------------------------------- 13
    I.3.1 – Đặc điểm cấu trúc ------------------------------------------------------------- 13
    I.3.2 – Hệ thống đứt gãy -------------------------------------------------------------- 15
    I.4 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG ------------------------------------------------------------ 15
    I.4.1 – Đá móng trước Cenozoic ----------------------------------------------------- 15
    I.4.2 – Các trầm tích Cenozoic ------------------------------------------------------- 17
    CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG-
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------22
    II.1 – LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ----------------------------------- 22
    II.1.1 – Giai đoạn trước năm 1975 --------------------------------------------------- 22
    II.1.2 – Giai đoạn 1975 – 1980 ------------------------------------------------------- 22
    II.1.3 – Giai đoạn 1980 đến nay ----------------------------------------------------- 22
    II.2 – HỆ THỐNG DẦU KHÍ ------------------------------------------------------------ 24
    II.2.1 – Đá sinh ------------------------------------------------------------------------- 24
    II.2.2 – Đá chứa ------------------------------------------------------------------------ 25
    II.2.3 – Đá chắn ------------------------------------------------------------------------ 25
    II.2.4 – Các dạng bẫy ------------------------------------------------------------------ 25
    II.3 – TIỀM NĂNG DẦU KHÍ ----------------------------------------------------------- 26
    CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ 16 – 2 BỒN TRŨNG CỬU LONG
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------27
    III.1 – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ -------------------------------------------------------------------- 27
    III.2 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ 16 – 2 --------------------------------------------- 28
    III.2.1 – Hệ thống đứt gãy ------------------------------------------------------------ 28
    III.2.2 – Cấu trúc địa chất ------------------------------------------------------------- 30
    III.2.2.1 – Móng trước Đệ Tam -------------------------------------------------- 30
    III.2.2.2 – Trầm tích Cenozoic --------------------------------------------------- 30
    III.3 – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG LÔ 16 – 2 --------------------------------------------- 31
    III.3.1 – Thạch địa tầng thuộc móng trước Cenozoic ----------------------------- 31
    III.3.2 – Trầm tích Cenozoic---------------------------------------------------------- 32
    III.3.2.1 – Giới Cenozoic – Hệ Paleogene – Thống Oligocene – Phụ thống
    Oligocene thượng------------------------------------------------------------------- 32
    III.3.2.2 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
    Miocene hạ – Hệ tầng Bạch Hổ ------------------------------------------------- 32
    III.3.2.3 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
    Miocene trung – Hệ tầng Côn Sơn ---------------------------------------------- 32
    III.3.2.4 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Miocene – Phụ thống
    Miocene thượng – Hệ tầng Đồng Nai------------------------------------------- 35
    III.3.2.5 – Giới Cenozoic – Hệ Neogene – Thống Pliocene và Hệ Đệ Tứ –
    Hệ tầng Biển Đông ---------------------------------------------------------------- 35
    CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ LÔ 16 – 2 BỒN TRŨNG
    CỬU LONG--------------------------------------------------------------------------------------38
    IV.1 – LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ---------------------------------- 38
    IV.2 – HỆ THỐNG DẦU KHÍ ----------------------------------------------------------- 40
    IV.2.1 – Đá sinh ------------------------------------------------------------------------ 40
    IV.2.2 – Đá chứa ----------------------------------------------------------------------- 42
    IV.2.3 – Đá chắn ----------------------------------------------------------------------- 43
    IV.2.4 – Cấu trúc bẫy ------------------------------------------------------------------ 44
    IV.2.5 – Khả năng dịch chuyển dầu khí -------------------------------------------- 44
    PHẦN CHUYÊN ĐỀ
    CHƯƠNG V: CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------46
    V.1 – CƠ SỞ TÀI LIỆU ------------------------------------------------------------------- 46
    V.1.1 – Tài liệu địa chấn -------------------------------------------------------------- 46
    V.1.2 – Tài liệu giếng khoan --------------------------------------------------------- 46
    V.2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------- 46
    V.2.1 – Phương pháp thể tích--------------------------------------------------------- 46
    V.2.2 – Phương pháp mô phỏng Monte - Carlo------------------------------------ 50
    CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG OLIGOCENE
    MUỘN – MIOCENE SỚM LÔ 16 – 2 BỒN TRŨNG CỬU LONG ---------------53
    VI.1 – KHU VỰC TRUNG TÂM -------------------------------------------------------- 58
    VI.1.1 – Cấu tạo Lang Biang ------------------------------------------------------- 59
    VI.1.2 – Cấu tạo Bà Đen------------------------------------------------------------ 64
    VI.1.3 – Cấu tạo Báo Vàng--------------------------------------------------------- 68
    VI.1.4 – Cấu tạo Báo Gấm – Tam Đảo ------------------------------------------- 70
    VI.2 – CÁC KHU VỰC KHÁC ---------------------------------------------------------- 83
    VI.2.1 – Khu vực phía Đông -------------------------------------------------------- 83
    VI.2.2 – Khu vực phía Tây ---------------------------------------------------------- 84
    CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -----------------------------------------87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------------89
    PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...