Tiến Sĩ Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 24/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014


    MỤC L ỤC
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các chữ viết tắt viii
    Danh mục các bảng ix
    Danh mục các hình xii
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    5 Những đóng góp mới của đề tài 4

    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
    1.1 Tổng quan về đánh giá đất đai 5
    1.1.1 Khái niệm về đất, đánh giá đất đai, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất 5
    1.1.2 Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai 7
    1.1.3 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới 8
    1.1.4 Đánh giá đất theo FAO 12
    1.1.5 Khái quát tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ta 16
    1.1.6 Một số quy định pháp luật về đánh giá tiềm năng đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam 20
    1.2 Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững 20
    1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững 20
    1.2.2 Khái niệm về nông nghiệp bền vững, hệ thống nông nghiệp bền vững 21
    1.2.3 Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững 22
    1.2.4 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp bền vững 23
    1.2.5 Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững 25
    1.2.6 Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững 26
    1.2.7 Chiến lược toàn cầu về phát triển bền vững 28
    1.2.8 Chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở Việt Nam 29
    1.2.9 Những thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. 30
    1.2.10 Chiến lược, nhiệm vụ và một số giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu 31
    1.3 Nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam 33


    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    2.1 Nội dung nghiên cứu 37
    2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hải Hậu 37
    2.1.2 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 37
    2.1.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 37
    2.1.4 Đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu 37
    2.1.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu 38
    2.1.6 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu. 38
    2.1.7 Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu 38
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 39
    2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp và kế thừa tài liệu có chọn lọc 39
    2.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp 39
    2.2.3 Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu 40
    2.2.4 Phương pháp tiếp cận hệ thống 40
    2.2.5 Phương pháp phúc tra xây dựng bản đồ đất và tính chất đất 40
    2.2.6 Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa: 42
    2.2.7 Phương pháp phân tích đánh giá chất lượng đất, nước 42
    2.2.8 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 44
    2.2.9 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 45
    2.2.10 Phương pháp xây dựng bản đồ 45
    2.2.11 Phương pháp nghiên cứu các mô hình 46
    2.2.12 Phương pháp đánh giá tính bền vững các LUT theo phương pháp cho điểm 46
    2.2.13 Phương pháp dự báo 47
    2.2.14 Phương pháp chuyên gia 47


    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
    3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 48
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 48
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 55
    3.1.3 Thực trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật 58
    3.1.4 Đánh giá chung (ưu và nhược điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hải Hậu trong mối quan hệ với sử dụng đất nông nghiệp) 60
    3.2 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 60
    3.2.1 Điều kiện hình thành đất 60
    3.2.2 Các quá trình hình thành đất 61
    3.2.3 Quỹ đất và cơ cấu diện tích các loại đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 61
    3.2.4 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 62
    3.2.5 Đánh giá chung về tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 78
    3.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu 80
    3.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, biến động sử dụng đất nông nghiệp 80
    3.3.2 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu 82
    3.3.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn huyện Hải Hậu 89
    3.4 Đánh giá thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất được lựa chọn huyện Hải Hậu 101
    3.4.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 101
    3.4.2 Phân hạng thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn 110
    3.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình huyện Hải Hậu 116
    3.5.1 Mô hình 1 116
    3.5.2 Mô hình 2 119
    3.5.3 Mô hình 3 121
    3.5.4 Mô hình 4 124
    3.5.5 Mô hình 5 126
    3.5.6 Mô hình 6 129
    3.5.7 Mô hình 7 130
    3.6 Đánh giá tính bền vững của các LUT được lựa chọn huyện Hải Hậu 132
    3.6.1 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất 132
    3.6.2 Đánh giá tính bền vững các LUT được lựa chọn 134
    3.7 Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu 139
    3.7.1 Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu 139
    3.7.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu 146
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
    1 Kết luận 148
    2 Kiến nghị 150
    Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 151
    Tài liệu tham khảo 152
    Phụ lục 158
    viii

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu, không thể thay thế đối với tất cả các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc nghiên cứu cải tiến, phát triển các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp đều phải bắt đầu từ việc đánh giá tiềm năng tài nguyên đất, từ đó xác định được những ưu thế, cũng như những hạn chế của đất đai và hiện trạng hoạt động canh tác là rất quan trọng.
    Ở nước ta, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông sản thu được đều thông qua chức năng sản xuất của đất. Hiện nay, dưới sức ép về sự gia tăng dân số, kinh tế xã hội phát triển mạnh, nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm và đời sống văn hoá tinh thần tăng lên không chỉ về mặt số lượng mà cả về chất lượng. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, ngành sản xuất nông nghiệp phải đi theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và phải duy trì được độ phì nhiêu đất. Do đó việc đánh giá số lượng và chất lượng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho hiệu quả và bền vững.
    Khai thác tiềm năng đất đai ở nước ta còn nhiều hạn chế kể từ khi đất nước giành được độc lập từ tay thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ, giải pháp sử dụng đất nông lâm nghiệp ở Việt Nam được khởi sắc từ kể từ khi Đảng và Nhà nước ban hành chính sách khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp theo Chỉ thị số 100/CT-TW ngày 13 tháng 01 năm 1981 của Ban Bí thư trung ương, Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 -1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã giải phóng sức sản xuất của người lao động trong sản xuất nông nghiệp. Nghị định 64 NĐ/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp khi thi hành Luật Đất đai 1993, ba mốc son đánh dấu sự thành công trong việc ban hành và thực thi các chính sách quan trọng trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước đã là liều thuốc hữu hiệu đưa hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã nhanh
    chóng đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng lương thực, trở thành nước xuất khẩu gạo, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu 7,8 triệu tấn gạo, đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ (Trần Huỳnh Thuý Phượng, 2013).
    Nước ta là nước có tỷ lệ diện tích đất tự nhiên trên đầu người thấp (3.808 m2/người); diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp (1.100 m2/người); đất trồng cây hàng năm 708 m2/người, trong đó đất trồng lúa 470 m2/người; đất trồng cây lâu năm 381 m2/người; đất lâm nghiệp 1.698 m2/người), nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao, Việt Nam có bờ biển dài (khoảng 3.260 km) với diện tích đất đồng bằng ven biển so với các loại đất khác là khá lớn và rất quan trọng cho sự ổn định đời sống (Tổng cục Thống kê, 2011). Nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt là vấn đề khó khăn với nhiều vùng đất ven biển Việt Nam, việc sử dụng đất nông – lâm nghiệp vùng ven biển Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực thì việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp ven biển phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro do sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo (sự thay đổi khí hậu toàn cầu, các nguy cơ bão lũ, chế độ thuỷ triều, nước ngầm nhiễm mặn, sự thay đổi kiểu sử dụng đất của con người, v.v .), ngoài mục tiêu khai thác đất nông – lâm nghiệp vào mục đích dân sinh, việc sử dụng đất nông - lâm nghiệp ven biển còn phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái (Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2012).
    Các vùng đất ven biển luôn chịu áp lực rất lớn của thiên tai, khu vực này đang phải đối mặt với nhiều mối đe doạ như gia tăng dân số, đói nghèo, khai thác tài nguyên quá mức bằng phương pháp huỷ diệt, các tai biến chính ở vùng ven biển là lũ lụt, xói lở biển, vỡ đê, cát bay, nhiễm mặn, v.v .
    Hải Hậu là huyện ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc tỉnh Nam Định. Trong phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là trong ngành sản xuất nông nghiệp, Hải Hậu cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định trong sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế, nông nghiệp chủ đạo hiện nay vẫn là sản xuất lương thực lúa gạo và chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp của huyện (UBND huyện Hải Hậu, 2011). Một số vùng đất ven biển người dân đã chuyển đổi một phần diện tích đất làm muối, đất mặt nước, đất bằng chưa sử dụng sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản mặn – lợ và bước đầu đã
    thu được hiệu quả nhất định (UBND huyện Hải Hậu, 2010). Tuy nhiên, để góp phần nâng cao giá trị trong sử dụng đất, từng bước cải thiện đời sống người dân thì việc đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế so sánh của đất đai trên địa bàn huyện là rất cần thiết nhằm xác định được hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao và bền vững là mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có ý nghĩa thực tiễn và mang tính cấp thiết.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất các LUT huyện Hải Hậu, phân hạng thích hợp đất đai, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp, đánh giá tính bền vững của các LUT được lựa chọn, đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu đến năm 2020.

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
    Xác định được bộ dữ liệu cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Hải Hậu (trên cơ sở phương pháp đánh giá đất của FAO) làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý chỉ đạo và điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hậu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững.
    - Các kết quả nghiên cứu có thế giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Điều kiện tự nhiên (khí hậu, đặc điểm địa hình, nguồn nước, chế độ thuỷ văn, thảm thực vật, v.v .). Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu.
    - Các loại đất sản xuất nông nghiệp và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp.
    - Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, các mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình.
    - Nông dân và người sử dụng đất.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
    - Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 1980 – 2013, tập trung chủ yếu trong 3 năm 2009 - 2011.
    5. Những đóng góp mới của đề tài
    - Góp phần bổ sung tư liệu khoa học về tính chất đất, xác định được bộ dữ liệu cơ bản về tiềm năng đất đai của huyện Hải Hậu (trên cơ sở phương pháp đánh giá đất của FAO) phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp huyện ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ.
    - Luận án đã lựa chọn và xác định được một số chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá tính bền vững của các LUT trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hải Hậu.
    - Đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả và bền vững trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...