Tiểu Luận Đánh giá tiềm năng của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng trong tương lai ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Dịch vụ công là những hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện những chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, tòa án cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng. Dịch vụ công còn được hiểu là những hàng hóa dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả, công bằng.
    Các loại hình dịch vụ công bao gồm:
    Dịch vụ công do các cơ quan hành chính cung ứng: giấy phép, công chứng .
    Dịch vụ sự nghiệp công: y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học, công nghệ . do các tổ chức sự nghiệp cung ứng.
    Dịch vụ kinh tế công ích: vệ sinh môi trường, nước sạch, giao thông công cộng . do các DN hoạt động công ích cung ứng.
    Dịch vụ công phục vụ kinh tế: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm
    Trước giai đoạn đổi mới (năm 1986), Chính phủ kiểm soát hầu như tất cả các hoạt động dịch vụ, từ thương mại, tài chính, du lịch và vận tải tới giáo dục, y tế, dịch vụ quản lý, an ninh và quốc phòng. Hầu như tất cả các dịch vụ đều có thể được coi là “dịch vụ công” vì đều do chính phủ và các doanh nghiệp Nhà nước cung cấp, không vì mục tiêu lợi nhuận. Khu vực tư nhân chỉ được phép tham gia cung cấp một số dịch vụ phục vụ tiêu dùng cuối cùng với quy mô nhỏ và hầu như không có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Tư tưởng về xã hội hoá dịch vụ công được hình thành từ Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (Khoá VII) “đa dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ (nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó y tế nhà nước là chủ đạo” và được chính thức đưa vào trong văn kiện Đại hội Đảng VIII, tiếp đến Nghị quyết Đại hội Đảng IX, X khẳng định: “Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”.
    Thể chế hoá chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP; Nghị định số 73/1999/NĐ – CP. Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, vấn đề dịch vụ công được đề cập rất cụ thể: “Xây dựng quan niệm đúng đắn về dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhiệm. Trong từng lĩnh vực cần định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm”.

    Trong thời gian học tập và nghiên cứu, Em được Tiến sĩ Đặng Khắc Ánh giảng về quản lý dịch vụ công, Em xin trình bày bài tiểu luận Đánh giá tiềm năng của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng trong tương lai” .
    Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Thầy, để Em tiếp tục hoàn thiện kiến thức của mình.
    Em xin trân trọng cảm ơn.

    1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
    1.1. Khái niệm dịch vụ công.
    1.2. Khái niệm xã hội hóa.
    1.3. Xã hội hóa dịch vụ công.
    2. TIỀM NĂNG CỦA VIỆC XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG TRONG TƯƠNG LAI.
    2.1. Tiềm năng của việc xã hội hóa.
    2.2. Các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công cộng nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trong tương lai
    KẾT LUẬN

    Xã hội hóa cung ứng dịch vụ ngoài công lập là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Qua hoạt động này, nhu cầu của các tổ chức và công dân được đáp ứng nhiều hơn, giảm bớt gánh nặng ngân sách của Nhà nước; phát huy được tiềm lực chủ động sáng tạo của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động này, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ thông qua các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các dịch vụ tư, đảm bảo nhu cầu của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, công bằng hơn.
    Trong tương lai việc xã hội hóa các dịch vụ công, như cổ phần hóa một số bệnh viện, trường công lập nhằm nâng cao chất lượng chữa bệnh, chất lượng đào tạo sẽ đem lại cho cộng đồng nhiều bệnh viện tốt hơn, nhiều trường học tốt hơn để phục vụ bệnh nhân tốt hơn và đào tạo học sinh tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...