Tiểu Luận Đánh giá tiềm năng của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng ở Việt Nam trong tương lai

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC




    MỞ ĐẦU

    NỘI DUNG

    I. Một số khái niệm, nội dung liên quan đến xã hội hóa (XHH) dịch vụ công:
    1. Một số khái niệm về dịch vụ công:
    2. Khái niệm về xã hội hóa dịch vụ công:
    2.1. Xã hội hóa:
    2.2. Xã hội hóa dịch vụ công (XHHDVC):
    3. Sự cần thiết phải xã hội hóa dịch vụ công:
    II. Tình hình XHH việc cung ứng DVC ở Việt Nam hiện nay:
    1. Những kết quả đạt được:
    2. Một số hạn chế, bất cập:
    3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập:
    III. Giải pháp đẩy mạnh việc XHH DVC ở Việt Nam trong tương lai:
    1. Các giải pháp chung:
    2. Các giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực:
    2.1. Về dịch vụ hành chính công:
    2.2. Về dịch vụ sự nghiệp công:
    2.3. Về dịch vụ công ích:

    KẾT LUẬN










    ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA VIỆC XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG CỘNG Ở VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI

    MỞ ĐẦU

    Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngay từ khi thành lập đã mang trong mình bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, luôn đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên hàng đầu. Trong các thời kỳ Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo đời sống mọi mặt của nhân dân, đẩy mạnh phát triển về sản xuất, y tế, giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tuy nhiên, giữa mong muốn và thực hiện có sự mâu thuẫn, nước ta vẫn là một trong những quốc gia chậm phát triển, sự đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân vẫn còn rất hạn chế.
    Trong thời gian qua, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
    Nhiều mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển KT- XH đã đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.
    Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động, sáng tạo của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
    Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém trên nhiều phương diện và lĩnh vực.
    Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp.
    Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới.
    Đại hội XI vừa qua của Đảng ta đã khẳng định Nhà nước cần tăng cường chức năng phục vụ xã hội: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...