Luận Văn Đánh giá thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình, đề xuất giải pháp phát triển mạng lướ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ Y TẾ
    ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
    HÀ NỘI- 2009


    MỤC LỤC ( Báo cáo dài 114 trang có File WORD)

    ĐẶT VẤN ĐỀ . 15
    Mục tiêu: . 16
    CHƯƠNG 1 17
    TỔNG QUAN . 17
    1.1. Khái niệm và nguyên tắc Y học gia đình 17
    1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Y học gia đình 21
    1.3. Phát triển của Y học gia đình ở quốc tế 22
    1.4. Phát triển của Y học gia đình ở Việt Nam 23
    1.5. Chăm sóc Y học gia đình tại nhà . 24
    1.6. Kỹ năng cần thiết cho chăm sóc Y học gia đình tại nhà 28
    1.7. Thực trạng và nhu cầu CSSK tại hộ gia đình ở Việt Nam .24
    CHƯƠNG 2 39
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39
    2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu: . 39
    2.2.Cách tiếp cận nghiên cứu: . 41
    2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngang, có hồi cứu một số các thông tin, số liệu;
    kết hợp cả định lượng và định tính 41
    2.4. Đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn, cỡ mẫu và phương pháp thu thập
    thông tin: . 42
    2.4.1. Người dân tại HGĐ 42
    2.4.2. Y tế thôn, bản, đường phố, cộng tác viên dân số, dinh dưỡng, tiêm chủng mở
    rộng (sau đây gọi tắt là y tế thôn bản) .: 45
    2.4.3. Trưởng thôn, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố: 46
    2.4.4. Cán bộ TYTX: 46
    2.4.5. Cán bộ UBND xã, các đoàn thể: . 46
    2.4.6. Cán bộ quản lý, hoạch định chính sách y tế, các nhà nghiên cứu và theo dõi về
    CSSK tại HGĐ của địa phương (huyện, tỉnh). . 46
    2.4.7. Cán bộ tuyến Trung ương 47
    2.4.8. Y tế tư nhân: . 47
    2.4.9. Bác sĩ CKI YHGĐ: . 48
    2.4.10. Sổ sách, thống kê, các công trình nghiên cứu tại các tuyến . 48
    2.5. Công cụ thu thập thông tin: . 50
    2.6. Sai số và cách khắc phục: . 50
    2.7. Phương pháp nghiên cứu nhu cầu, kiến thức, thực hành về CSSK tại HGĐ của người dân và một số quy định trong đề tài (phụ lục 6). 50
    2.8. Làm sạch và xử lý số liệu: 51
    2.9. Đạo đức nghiên cứu: . 51
    CHƯƠNG 3 53
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 53
    3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu . 53
    3.2. Thực trạng về CSSK tại HGĐ. 54
    3.2.1. Thực trạng về tổ chức và quản lý CSSK tại HGĐ 55
    3.2.2. Thực trạng về nhân lực, trang thiết bị, thuốc trực tiếp thực hiện CSSK tại
    HGĐ ở tuyến xã/phường, thôn/bản/đường phố 56
    3.2.3. Thực trạng về một số kết quả CSSK HGĐ 59
    3.2.4. Thực trạng một số kiến thức của người dân về CSSK tại HGĐ 64
    3.3. Nhu cầu của người dân về CSSK tại HGĐ . 69
    3.3.1. Một số nhu cầu của người dân về kiến thức CSSK tại HGĐ . 69
    3.3.2. Một số nhu cầu về thực hành tại HGĐ của người dân. 73
    3.4. Một số giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho
    chăm sóc sức khỏe tại nhà 74
    3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách: 74
    3.4.2. Giải pháp về truyền thông . 75
    3.4.3. Giải pháp về nhân lực 76
    3.4.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý: 79
    3.4.5. Giải pháp về tài chính cho CSSK tại HGĐ: 83
    3.4.6. Giải pháp về thuốc, trang thiết bị và kĩ thuật: . 84
    CHƯƠNG 4 85
    BÀN LUẬN . 85
    4.1.Đối tượng nghiên cứu 85
    4.2.Thực trạng về CSSK tại HGĐ 85
    4.2.1. Tổ chức CSSK tại HGĐ tuyến cơ sở 85
    4.2.2. Nhân lực phục vụ CSSK tại HGĐ 87
    4.2.3. Thực trạng về trang thiết bị và thuốc cho CSSK tại HGĐ 91
    4.2.4. Thực trạng một số kết quả về thực hành của CSSK tại HGĐ: 92
    4.2.5. Thực trạng một số kết quả về kiến thức củ người dân về CSSK tại HGĐ . 96
    4.3. Nhu cầu của người dân về CSSK tại HGĐ. 101
    4.4. Giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại nhà 105
    KẾT LUẬN . 111
    1. Thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình 111
    2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình 112
    3. Giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại nhà. 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 121


    MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU

    Bảng 1.1. Nhu cầu thiếu hụt về CSSKBĐ tại Việt Nam [2, 3]. 34
    Bảng 2.1. Chọn chủ đích T/TP . 43
    Bảng 2.2. Sơ đồ mẫu đối tượng nghiên cứu 49
    Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Người dân . 53
    Bảng 3.2. Số lượng đối tượng nghiên cứu: CBYT, CTV, chính quyền, ban, ngành các cấp
    . 54
    Bảng 3.3: Nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ CSSK tại HGĐ tuyến xã/phường 56
    Bảng 3.4: Trang thiết bị và thuốc trực tiếp phục vụ CSSK tại HGĐ ở tuyến xã/phường . 58
    Bảng 3.5.Thực trạng về một số kết quả dịch vụ CSSK tại HGĐ (tại các xã nghiên cứu thuộc các T/TP) 59
    Bảng 3.6. Thực trạng về một số kết quả thực hành của người dân về CSSK tại HGĐ (quan sát và chấm điểm của điều tra viên) . 61
    Bảng 3.7. Thực trạng về hành vi, quyết định của người dân khi bị ốm 12 tháng qua . 62
    Bảng 3.8. Thực trạng về hành vi tự đi khám/kiểm tra sức khỏe của người dân 63
    Bảng 3.9. Kiến thức về lợi ích của chính sách y tế 64
    Bảng 3.10. Kiến thức về vệ sinh hộ gia đình của người dân . 65
    Bảng 3.11. Kiến thức của người dân về một số sơ cứu tại nhà 66
    Bảng 3.12. Kiến thức của các bà mẹ có thai hay nuôi con nhỏ<1 tuổi về chăm sóc bà mẹ và trẻ em . 67
    Bảng 3.13. Kiến thức về phòng, xử lý sớm và chăm sóc một số bệnh hay gặp tại nhà của người dân . 68
    Bảng 3.14.Nhu cầu về kiến thức chính sách y tế của người dân . 69
    Bảng 3.15. Nhu cầu về kiến thức vệ sinh hộ gia đình của người dân 70
    Bảng 3.16. Nhu cầu đối với kiến thức về một số sơ cứu hay gặp tại nhà 71
    Bảng 3.17. Nhu cầu kiến thức của phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ <1 tuổi về chăm sóc bà mẹ và trẻ em . 71
    Bảng 3.18. Nhu cầu về kiến thức về phòng, phát hiện sớm, xử lý sớm và chăm sóc một số
    bệnh hay gặp tại nhà 72

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    CSSK theo phương thức truyền thống thường là xây dựng các cơ sở dịch vụ y tế để người dân tới sử dụng. Phương thức này có nhược điểm lớn là thụ động, ngồi chờ người dân tới và thường thì người dân mắc bệnh rồi, đôi khi mắc bệnh đã nặng mới chịu tới cơ sở y tế. Do tính chủ động chưa cao kể cả về phía người CCDV và người SDDV nên hiệu quả CSSK cũng chưa cao, thể hiện ở công tác dự phòng hạn chế, việc phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và triệt để còn nhiều bất cập [11, 19]. Để khắc phục tình trạng trên, phương thức CSSK tại HGĐ được hình thành, nhằm mang dịch vụ y tế tới tận ngõ, xóm, HGĐ, từng cá nhân. Khi dịch vụ y tế tiện lợi và sẵn có như vậy sẽ tạo điều kiện cho người dân chủ động nhiều hơn trong CSSK, kể cả dự phòng, nâng cao sức khỏe, phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và triệt để. Vì vậy CSSK tại HGĐ có ý nghĩa to lớn không chỉ về khía cạnh sức khỏe mà cả về khía cạnh kinh tế, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc. Có hai hướng đi tới vấn đề CSSK tại HGĐ: a)Với người CCDV: Dịch vụ gì cần đưa tới HGĐ? Cần chính sách gì? Ai đưa dịch vụ tới ngõ xóm, HGĐ? Cung cấp ngân sách, thuốc, trang thiết bị ra sao? Cơ chế quản lý và tổ chức thế nào? . b) Với người SDDV: Trách nhiệm của họ ra sao? Họ phải làm những gì? Về tư duy nhận thức phải thay đổi ra sao? Họ tham gia ở mức nào? Một loạt các câu hỏi trên đang chờ được làm sáng tỏ.
    CSSK tại HGĐ thực ra đã được thực hiện từ lâu. Ngày xưa khi các cơ sở khám chữa bệnh chưa phát triển thì các thầy thuốc, ông lang, bà mế được mời tới nhà khám chữa bệnh cho người dân [44]. Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, dinh dưỡng .đã vào tận từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách CSSK hay dự phòng bệnh; các bác sĩ tư nhân, thầy thuốc
    đông y đã vào tận HGĐ để khám chữa bệnh, chăm sóc điều dưỡng hay phục hồi chức năng cho người ốm [4, 40, 45]. Nhiều người dân do có kiến thức và ý thức tốt đã tự giác thực hiện vệ sinh phòng bệnh, tự phát hiện được một số bệnh ở giai đoạn sớm, làm tốt sơ cứu ban đầu đối với một số cấp cứu tại cộng đồng hay tự điều trị được một số bệnh đơn giản lúc mà cán bộ y tế không có mặt .Đó đều là các hoạt động CSSK tại HGĐ. Vấn đề là chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ xem đã làm được cái gì, cái gì chưa làm được, nguyên nhân tại đâu, bài học gì cần rút ra, cần cải tiến những gì . trên cơ sở đó mới tham mưu cho Chính phủ và Ngành Y tế phát triển CSSK tại HGĐ. Sự hình thành và phát triển chuyên ngành YHGĐ trên thế giới và Việt Nam hiện đang được coi là giải pháp tốt nhằm giải quyết vấn đề này.
    Trong thời gian qua đã có một số ít công trình nghiên cứu đề cập tới các nội dung trên, tuy nhiên chưa được đâu tư nhiều nên còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa có tính hệ thống. Công trình nghiên cứu này mong muốn được đề cập toàn diện hơn, sâu, rộng hơn để cung cấp một bức tranh tổng thể, lô gíc và hệ thống về thực trạng của CSSK tại HGĐ trong thời gian qua, đồng thời đề cập tới một số giải pháp lớn mang tính chất như một định hướng để hỗ trợ cho sự phát triển mạng lưới CSSK tại HGĐ trong thời gian tới.
    Mục tiêu:
    - Mô tả thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2008-2009.
    - Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình.
    - Đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại nhà.
     
Đang tải...