Tiểu Luận Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả tác phẩm văn học nghệ thuật là một bước đi tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tham gia Công ước Berne, bên cạnh những cơ hội chúng ta phải đối mặt với những thách thức rất lớn đối với nền công nghiệp bản quyền chưa phát triển của Việt Nam. Để làm rõ hơn, trong bài viết này em xin trình bày vấn đề “ Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả”.
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. Bảo hộ quyền tác giả
    1. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả
    Bảo hộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng với mục đích tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào.
    2. Các hình thức quốc tế bảo hộ quyền tác giả
    * Ký kết các điều ước quốc tế song phương về bảo hộ quyền tác giả
    Khi các điều ước quốc tế đa phương chưa ra đời thì đây là hình thức được nhiều quốc gia áp dụng để bảo hộ cho các tác giả là công dân nước mình khi tác phẩm của họ vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quố gia. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền tác giả như: Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam và Hoa Kỳ được ký ngày 27/06/1997 và có hiệu lực từ ngày 23/112/1998; Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hứu trí tuệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ năm 1999, Hiệp định về quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa kỳ năm 2000.
    *Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả
    Bảo hộ quyền tác giả thông qua các điều ước quốc tế đa phương là phương thức bảo hộ quyền tác giả hiệu quả nhất hiện nay. Các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu về quyền tác giả cho phép việc bảo hộ không còn bị giới hạn bởi không gian một nước, hay một khu vực nào nhất định, giúp cho việc bảo hộ quyền tác giả ngày càng mang tính thống nhất, hiệu quả và có tác động mạnh mẽ. Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ra đời là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên trong lĩnh vực quyền tác giả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...