Tiến Sĩ Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương, Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, được hình thành qua
    nhiều thiên niên kỷ và là một trong những thành phần quan trọng hàng đầu của
    môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và là yếu tố cấu thành của mỗi
    quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của mỗi con người. Bất kỳ
    nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ
    để phân bố các ngành kinh tế quốc dân, đất đai là điều kiện cơ bản cho quá
    trình phát triển, song yếu tố mang tính quyết định của nền kinh tế phát triển,
    đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội lâu dài lại đến từ việc quản lý, sử
    dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng
    hàng đầu của đất nước.
    Phú Lương là huyện miền núi nằm ở vùng phía bắc của tỉnh Thái Nguyên,
    cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía bắc (theo Quốc lộ 3). Huyện
    Phú Lương có diện tích tự nhiên 36.894,65 ha, trong đó đất nông nghiệp 30.503,3
    ha; đất lâm nghiệp 17.223,86 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 829,39 ha; đất phi nông
    nghiệp 5.813,35 ha; đất chưa sử dụng 578 ha.
    Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước
    biển từ 100 m đến 400m. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ
    cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy,
    độ che phủ cao chiếm chủ yếu là rừng thường xanh. Các xã ở vùng phía nam huyện
    địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thường dưới 150 m. Đây
    là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía bắc
    xuống phía nam huyện, độ cao giảm dần. Do đó có thể thấy tiềm năng về đất đồi núi
    trên địa bàn huyện Phú Lương.
    Đánh giá thực trạng và xây dựng định hướng sử dụng đất đồi núi có hiệu quả
    cho các mục đích kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình hình phát
    triển chung của địa phương là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước và
    chính quyền địa phương rất quan tâm; nó không chỉ mang lợi ích về kinh tế - xã hội
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    cho từng vùng miền, cho quốc gia mà còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ
    nguồn tài nguyên thiên nhiên và vấn đề phát triển bền vững.
    Xuất phát từ mục tiêu như trên và căn cứ vào tình hình sử dụng đất, tiềm năng,
    vai trò của đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương, đề tài: “Đánh giá thực trạng
    và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái
    Nguyên” đã được lựa chọn để thực hiện.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng quản lý và sử dụng đất đồi núi tại
    địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng
    đất đai phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Điều tra thu thập số liệu về đất đồi núi tại địa bàn huyện Phú Lương tỉnh
    Thái Nguyên.
    - Đánh giá đúng hiện trạng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái
    Nguyên dựa trên các chỉ tiêu về quản lý sử dụng và đánh giá đất theo FAO.
    - Đề xuất các định hướng quản lý và sử dụng chủ yếu nhằm phát triển bền
    vững đất đồi núi tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Đánh giá được thực trạng đất đồi núi đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho
    các mô hình sử dụng đất bền vững đối với nhóm đất này.
    - Xây dựng và định hướng một số loại hình (mô hình) quản lý và sử dụng đất
    đồi núi.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ là cơ sở để giúp các nhà quản lý ở
    địa phương chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng phát triển một nền
    nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và cải tạo nhóm đất đồi
    núi. Xây dựng được một số mô hình sử dụng đất mang tính đặc thù của một huyện
    miền núi nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    2.1. Mục tiêu tổng quát . 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học . 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
    1.1.1. Khái quát chung về đất đồi núi . 3
    1.1.2. Các quan điểm về quản lý đất đai . 4
    1.1.3. Một số vấn đề về sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững . 6
    1.2. Khái quát về đất đồi núi . 11
    1.2.1. Vị trí địa lý vùng đồi núi Việt Nam 11
    1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất vùng đồi núi . 11
    1.3. Một số nghiên cứu về quản lý đất đai và đất đồi núi . 25
    1.3.1. Các nghiên cứu về quản lý đất đai 25
    1.3.2. Các nghiên cứu về đất đồi núi . 26
    1.4. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới và ở Việt Nam . 30
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4.1. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới 30
    1.4.2. Nghiên cứu về đất đồi núi tại Việt Nam . 32
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU . 34
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 34
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 34
    2.2. Nội dung nghiên cứu 34
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
    2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 34
    2.3.2. Tài liệu sơ cấp . 35
    2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu . 36
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 38
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đất đai huyện Phú Lương . 38
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 38
    3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 41
    3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động
    đến việc sử dụng đất đai 43
    3.2. Khái quát chung về công tác quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên
    địa bàn huyện Phú Lương . 45
    3.2.1. Khái quát chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
    bàn huyện Phú Lương . 45
    3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2013 49
    3.3. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương 51
    3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng 51
    3.3.2. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp 53
    3.4. Hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương . 54
    3.4.1. Hiệu quả kinh tế 54
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.4.2. Hiệu quả xã hội . 60
    3.4.3. Hiệu quả môi trường . 63
    3.5. Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương 66
    3.5.1. Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương . 66
    3.5.2. Định hướng sử dụng đất đồi núi từ 5 - 10 năm tới 67
    3.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên
    địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên . 70
    3.6.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất 70
    3.6.2. Giải pháp về chính sách 70
    3.6.3. Giải pháp kỹ thuật . 71
    3.6.4. Giải pháp về vốn . 72
    3.6.5. Giải pháp tiêu thụ 72
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 74
    1. Kết luận 74
    2. Kiến nghị . 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
     
Đang tải...