Thạc Sĩ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì, tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    i
    LỜI CAM ĐOAN
    Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn:
    “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp
    tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” đều được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một
    cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu và chưa
    từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
    Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ về việc thực hiện luận văn này đã được
    cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
    Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
    Tác giả


    Nông Trung Kiên
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình học tập tại khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm
    Thái Nguyên tôi đã được các thầy, cô giáo truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất
    để có thể đem những kiến thức đã được học ở trường góp một phần công sức của
    mình vào xây dựng đất nước.
    Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại
    học Nông Lâm, phòng QLĐT Sau Đại Học và dưới sự hướng dẫn tận tình của
    GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tôi thực hiện và
    hoàn thành bản khóa luận này.
    Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm,
    Đại học Thái Nguyên, phòng QLĐT Sau Đại Học và GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn đã tạo
    mọi điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
    cũng như hoàn thành bản khóa luận.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
    động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
    Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các bạn
    học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Thái Nguyên, ngày tháng . năm 2014
    Tác giả


    Nông Trung Kiên
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
    DANH MỤC HÌNH . vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 3
    4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn của đề tài 3
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 4
    1.2. Cơ sở lý luận về công tác giao đất 4
    1.2.1. Tầm quan trọng của công tác giao đất . 8
    1.2.2. Các quy định của nhà nước về giao đất lâm nghiệp 9
    1.3. Chính sách đất đai của một số nước trên thế giới 12
    1.3.1. Chính sách đất đai của Trung Quốc . 13
    1.3.2. Chính sách đất đai ở Nhật Bản 14
    1.3.3. Chính sách đất đai ở Thái Lan . 15
    1.3.4. Chính sách đất đai ở Inđônêxia 17
    1.3.5. Chính sách đất đai ở Đài Loan . 17
    1.4. Chính sách giao đất nông, lâm nghiệp ở Việt Nam 18
    1.4.1. Giai đoạn 1986 -1993 20
    1.4.2. Giai đoạn từ 1993 đến 2003 21
    1.4.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay . 22
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu . 24
    2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24
    2.2. Nội dung nghiên cứu 24
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
    2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp . 24
    2.3.2. Tài liệu sơ cấp 25
    2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu . 26
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Na Rì 28
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên . 28
    3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Na Rì . 33
    3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Na Rì . 43
    3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Rì 45
    3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Na Rì 45
    3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Na Rì 51
    3.3. Thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì 53
    3.3.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng quản lý 54
    3.3.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp được giao theo các đối tượng sử dụng 56
    3.3.3. Kết quả công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì giai đoạn
    2009 - 2013 60
    3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau giao đất 63
    3.4.1. Khái quát chung về tình hình của các xã điều tra 63
    3.4.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của các xã điều tra trước và sau khi
    giao đất lâm nghiệp 65
    3.4.3. Đánh giá tác động của công tác giao đất lâm nghiệp đến công tác bảo vệ
    và phát triển rừng . 66
    3.4.4. Đánh giá thu nhập các nguồn thu từ đất lâm nghiệp . 68
    3.4.5. Đánh giá hiệu quả môi trường . 70
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.4.6. Điều tra nông hộ về công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na
    Rì 71
    3.5. Những tồn tại sau khi giao đất lâm nghiệp và các giải pháp thúc đẩy công tác
    giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì 75
    3.5.1. Những vấn đề tồn tại sau khi giao đất lâm nghiệp 75
    3.5.2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp trên địa
    bàn huyện Na Rì 77
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Trang
    Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2013 . 33
    Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng một số sản phẩm nông sản chủ yếu năm 2013 34
    Bảng 3.3: Hiện trạng dân số huyện Na Rì năm 2013 38
    Bảng 3.4: Hiện trạng một số tuyến huyện lộ trên địa bàn huyện 41
    Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013 51
    Bảng 3.6: Hiện trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì năm 2013 53
    Bảng 3.7: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng được giao quản lý trên địa
    bàn huyện Na Rì năm 2013 . 54
    Bảng 3.8: Diện tích đất lâm nghiệp được giao theo đối tượng sử dụng trên địa
    bàn huyện Na Rì năm 2013 . 57
    Bảng 3.9: Kết quả công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì giai
    đoạn 2009 - 2013 61
    Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về các hoạt động quản lý đất lâm nghiệp và rừng 65
    Bảng 3.11: Số vụ vi phạm lâm luật trước và sau giao đất lâm nghiệp năm 2009
    và 2013 67
    Bảng 3.12: Thu nhập từ rừng của các hộ gia đình trên địa bàn 3 xã điều tra
    trước và sau khi giao đất lâm nghiệp 69
    Bảng 3.13: Biến động về độ che phủ rừng tại 3 xã điều tra trước và sau giao
    đất lâm nghiệp . 70
    Bảng 3.14: Tình hình sử dụng và nhu đầu sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ
    trên địa bàn 3 xã điều tra . 71
    Bảng 3.15: Ý kiến của nông hộ về chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn
    3 xã điều tra . 73

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii

    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Na Rì 28
    Hình 3.2: Đồ thị cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Rì Năm 2013 52
    Hình 3.3: Đồ thị thể hiện diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng được giao để
    quản lý . 56
    Hình 3.4: Đồ thị cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp giao cho nhóm đối tượng sử
    dụng . 58
    Hình 3.5: Đồ thị thể hiện diện tích đất lâm nghiệp giao cho các đối tượng sử
    dụng ổn định, lâu dài . 60


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là Tài nguyên có vai trò và giá trị đặc biệt quan trọng, là nguồn lực để
    phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh và quốc phòng. Việt Nam có gần 80% lao động
    trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Vì thế, việc bảo vệ và sử dụng bền vững
    đất nông, lâm nghiệp giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
    Giao đất, giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
    vào mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch là một chủ
    trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm nay, nhằm gắn lao động
    với đất đai, tạo động lực phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, từng bước ổn định
    và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh - quốc phòng.
    Từ khi có Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành trung ương
    Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm và
    người lao động trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nhất là Nghị quyết 10-
    NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp
    thì quyền sử dụng đất của nông dân mới được xác lập. Luật Đất đai sửa đổi năm
    1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 đã thừa nhận 5 quyền cơ bản của
    người sử dụng đất, quan hệ sản xuất trong nông - lâm nghiệp được xác lập trên cơ
    sở giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã trở thành động
    lực thúc đẩy quá trình nông - lâm nghiệp phát triển, hiệu quả sử dụng đất đã được
    nâng lên so với giai đoạn trước. Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi
    một số điều Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003, Nghị định
    số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 và Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 quy định
    “Về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục
    đích sản xuất lâm nghiệp”, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về
    “Giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp”.
    Các chính sách đất đai trên đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển
    nền kinh tế đất nước. Giao đất giao rừng là một chủ trương lớn của Nhà nước, là
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    bước chuyển quan trọng từ nền lâm nghiệp thuần túy nhà nước sang nền lâm nghiệp
    xã hội với sự tham gia thực sự của toàn xã hội, trong đó vai trò của hộ gia đình và
    cộng đồng được đề cao và chú trọng.
    Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã thực sự
    đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm việc làm,
    nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông dân có thu nhập khá từ các
    hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao. Tuy nhiên, trong quá trình vận
    dụng triển khai thực hiện những chính sách giao đất giao rừng ở mỗi địa phương lại
    có những thuận lợi và khó khăn riêng, chính vì vậy mà tác động của những chính
    sách này tới sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự khác nhau và
    mang đặc thù của mỗi vùng, do vậy việc nghiên cứu, đánh giá tình hình giao đất,
    giao rừng trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số phương hướng cho giai đoạn
    tiếp theo là một việc làm cần thiết.
    Xuất phát từ tình hình thực tế dựa trên cơ sở nghiên cứu nhằm hiểu được hiệu
    quả công tác quản lý và sử dụng đất sau khi thực hiện chích sách giao đất, giao rừng
    để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai, từ đó đề xuất giải
    pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp, chúng tôi chọn Đề tài nghiên cứu:
    “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp
    tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao
    đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá tình hình quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh
    Bắc Kạn.
    - Đánh giá tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh
    Bắc Kạn.
    - Đánh giá thực trạng và công tác giao đất lâm nghiệp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy công tác giao đất lâm nghiệp nhằm nâng cao
    hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
    3. Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
    - thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì.
    - thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong
    lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì.
    - một số , phù hợp trên địa bàn huyện Na Rì.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    - Đánh giá được thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Rì
    đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa
    bàn huyện.
    - Xây dựng và định hướng một số loại hình (mô hình) quản lý và sử dụng đất
    lâm nghiệp.
    4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn của đề tài
    Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ là cơ sở để giúp các nhà quản lý ở
    địa phương, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và cải tạo nhóm đất lâm
    nghiệp. Xây dựng được một số mô hình sử dụng đất mang tính đặc thù huyện Na Rì
    nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
     
Đang tải...