Tiến Sĩ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1



    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đô thị từ thủa sơ khai luôn có mối quan hệ thuận hoà giữa các yếu tố
    cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo. Thời kỳ đầu do quá trình đô thị nhỏ, dân
    cư ít, cây xanh cũng đã được sử dụng trong đô thị nhưng chưa được xem là
    một thành phần quan trọng của cấu trúc đô thị. Ngày nay do sự phát triển
    mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, làm cho
    dân số đô thị ngày một tăng, khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
    Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống cây
    xanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môi
    trường, môi sinh. Cây xanh bóng mát lại càng quan trọng hơn đối với những
    thành phố lớn, có mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triển
    mạnh. Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, có
    tác dụng tạo bộ mặt cho cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị. [29]
    Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
    quá trình đô thị hoá ở thành phố Thái Nguyên cũng diễn ra nhanh chóng, bộ
    mặt đô thị được cải thiện, đổi mới từng ngày. Thành phố Thái Nguyên là
    trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Thái Nguyên, nơi tập
    trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nhiều nhà
    máy lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ các ngành nghề khác
    nhau, tác động của con người đến môi trường ngày càng tăng về quy mô,
    cũng như mức độ ô nhiễm môi trường thành phố ngày một tăng. Do đó, công
    tác bảo vệ môi trường để làm xanh sạch đẹp thành phố là một yêu cầu rất cần
    thiết. Ngày 27/4/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra ban hành
    Quy định về trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái
    Nguyên [19]. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với tất cả các cấp
    các ngành, đặc biệt đối với ngành tài nguyên môi trường. 2



    Hiểu rõ vai trò cây xanh bóng mát với đô thị nói chung và thành phố
    Thái Nguyên nói riêng, cùng với mức cấp thiết của quá trình phát triển cây
    xanh bóng mát phù hợp với phát triển chung của thành phố Thái Nguyên,
    chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
    pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố
    Thái Nguyên”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan
    môi trường.
    Đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng của các loại hình cây xanh
    bóng mát từ đó xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất hệ thống
    các giải pháp (khoa học, công nghệ, cơ chế, chính sách phát triển .) và bảo vệ
    cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Xác định được các loại hình cây xanh đô thị, đặc điểm về thành phần
    loài, thành phần dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát nội thành
    thành phố Thái Nguyên.
    - Qua quan trắc biết được chỉ số các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực
    nghiên cứu
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1 Ý nghĩa khoa học
    Đề tài nói lên tầm quan trọng và lợi ích của cây xanh mang lại cho con
    người. Ở các khu vực nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xanh giúp cho môi trường
    trong lành hơn và giảm bớt những điều kiện khắc nghiệt từ môi trường.
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Qua nghiên cứu đánh giá đề tài làm cơ sở cho các nhà quy hoạch đô thị
    tham khảo và lựa chọn mô hình cho phù hợp với điều kiện cảnh quan. 3



    Cần bố trí hợp lý các loại cây cho từng công trình phù hợp.
    Giúp cho mọi người biết được về việc tồn tại và phát triển các loại cây
    xanh trong khu vực thành phố Thái Nguyên.
    Đề tài thống kê lại hiện trạng của các cây xanh trong khu vực nội thành
    thành phố Thái Nguyên, từ đó giúp thuận tiện trong việc quản lý, bảo vệ cây.


    iii



    MỤC LỤC


    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH iix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    2.1. Mục tiêu tổng quát . 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    3. Ý nghĩa của đề tài 2
    3.1 Ý nghĩa khoa học 2
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn . 2
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
    1.1 Cơ sở khoa học của đề tài . 4
    1.1.1. Cơ sở lý luận . 4
    1.1.2. Cơ sở thực tiễn 5
    1.2. Khái quát về cây xanh cảnh quan môi trường . 5
    1.2.1. Vai trò của cây xanh 5
    1.2.2. Phân loại hệ thống cây xanh đô thị . 7
    1.2.3. Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị . 8
    1.2.4. Tiêu chuẩn cây xanh đô thị . 9
    1.2.5. Các nguyên tắc bố trí cây trồng 14
    1.3. Những nghiên cứu về cây xanh cảnh quan môi trường trên thế giới và
    Việt Nam . 14 iv



    1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới . 14
    1.3.2.Những nghiên cứu ở Việt Nam 17
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    . 19
    2.1. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 19
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
    2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
    2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 19
    2.2.1 Thời gian nghiên cứu . 19
    2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 20
    2.3. Nội dung nghiên cứu 20
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 22
    2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp . 22
    2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu . 23
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
    3.1. Khái quát tình hình cơ bản vùng nghiên cứu . 25
    3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính . 25
    3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 25
    3.1.3. Khí hậu 26
    3.1.4. Thủy văn 31
    3.1.5 Tình hình dân sinh kinh tế 32
    3.2. Thực trạng cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị thành phố
    Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên . 33
    3.2.1 Phân loại và xác định các loại hình cây xanh bóng mát nội thành,
    thành phố Thái Nguyên . 33
    3.2.2 Thành phần loài, dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát
    nội thành, thành phố Thái Nguyên 34 v



    3.2.3. Sinh trưởng cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên
    . 43
    3.2.4. Chất lượng các loại hình cây xanh bóng mát nội thành thành phố
    Thái Nguyên 49
    3.3. Đánh giá các chỉ tiêu về môi trường tại các khu vực cây xanh nội thị
    thành phố Thái Nguyên. 57
    3.3.1. So sánh nhiệt độ không khí . 57
    3.3.2. So sánh độ ẩm không khí 58
    3.3.3. So sánh tốc độ gió . 60
    3.4 Nghiên cứu lựa chọn mô hình cây xanh có hiệu quả cho đô thị khu vực
    nội thị, thành phố Thái Nguyên 61
    3.5. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực
    nội thị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 63
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
     
Đang tải...