Luận Văn Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất hợp lý trên địa bàn xã Hương Vin

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 2
    1.3.Yêu cầu của đề tài 2
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
    1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
    1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2
    PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Cơ sở lí luận 3
    2.1.1. Định nghĩa về đất đai 3
    2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 3
    2.2. Khái niệm về quản lí nhà nước 5
    2.2.1. Khái niệm về quản lí 5
    2.3. Nội dung và phương pháp quản lí nhà nước về đất đai 5
    2.3.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lí nhà nước về đất đai 5
    2.3.2. Nội dung của quản lí nhà nước về đất đai 7
    2.4. Cơ sở pháp lí 8
    2.5. Cơ sở thực tiễn 9
    PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu 12
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 12
    3.3. Phạm vi nghiên cứu 12
    3.4. Nội dung nghiên cứu 12
    3.5. Phương pháp nghiên cứu 13
    3.5.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu 13
    3.5.2. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu 13
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
    CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI 14
    1.1. Điều kiện tự nhiên 14
    1.1.1.Vị trí địa lí 14
    1.1.2. Đặc điểm địa hình 15
    1.1.3. Khí hậu 15
    1.1.3. Thuỷ văn 16
    1.2. Thực trạng kinh tế và xã hội của xã 17
    1.2.1. Dân số và lao động 17
    1.2.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế 18
    1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 21
    1.3. Đánh giá chung về diều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 24
    1.3.1. Đánh chung về điều kiện tự nhiên 24
    1.3.2. Đánh giá chung về diều kiện kinh tế xã hội 25
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT 26
    2.1. Đánh giá thực trạng quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hương Vinh giai đoạn (2008-2012) 26
    2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 26
    2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lí hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính 26
    2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản dồ quy hoạch, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 26
    2.1.4. Công tác quản lí kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất 27
    2.1.5. Quản lí giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất 30
    2.1.6. Đăng kí quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 34
    2.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 36
    2.1.8. Quản lí tài chính về đất đai 37
    2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 39
    2.1.10. Quản lí, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất 39
    2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lí vi phạm pháp luật về đất đai 39
    2.1.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lí và sử dụng đất đai 40
    2.1.13. Quản lí các hoạt động dịch vụ công về đất đai 41
    2.2. Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Hương vinh (2008-2012) 42
    2.2.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Hương Vinh năm 2012 42
    2.2.2. Đánh giá biến động đất đai giai đoạn (2008-2012) 44
    2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của xã Hương Vinh giai đoạn (2008-2012) 48
    2.2.4. Hiệu quả sản xuất đất đai 51
    CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CHO XÃ HƯƠNG VINH 54
    3.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lí và sử dụng đất xã Hương Vinh giai đoạn (2008-2012) 54
    3.1.2. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn xã 54
    3.1.3. Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn xã 55
    3.2. Đề xuất việc quản lí và sử dụng đất hợp lí cho đia bàn xã 56
    3.2.1. Đề xuất các giải pháp nâng cao quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn xã 56
    3.2.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất 57
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
    5.1. Kết luận 59
    5.1.1. Về công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Hương Vinh 59
    5.1.2. Về sử dụng đất đai trên địa xã Hương Vinh 60
    5.2. Kiến nghị 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của con người, đó là một tư liệu sản xuất đặc biệt, nhân tố cấu thành môi trường sống, nơi cư trú của con người, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Như vây, đất đai là điều kiện chung nhất dối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Đối với nước ta, Đảng đã khẳng định: “Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.(Trích từ khoản 1, điều 5, Luật đất đai 2003).
    Đứng trước tình trạng dân số nước ta ngày càng tăng, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu về phát triển xã hội, nhu cầu về lương thực thực phẩm càng cao trong khi đất đai thì có giới hạn về diện tích. Đất đai đang đứng trước nguy cơ suy giảm diện tích và chất lượng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao quản lí và sử dụng đất một cách tiết kiệm, bền vững hiệu quả tài nguyên đất một cách phù hợp nhất.
    Trước yêu cầu bức thiết đó nhà nước đã sớm đưa ra các văn bản pháp luật quy định quản lí và sử dụng đất đai như: Hiến pháp 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật đất đai 2003, nghị định 188/CP về xử lí vi phạm trong lĩnh vực đất đai ban hành 29/10/2004, thông tư 29 về việc lập và chỉnh lí hồ sơ địa chính 01/11/2004 và còn nhiều văn bản khác ra đời nhằm quản lí việc sử dụng đất một cách chặt chẽ hơn.
    Trong giai đoạn hiện nay, đất đai là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng và phong phú. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai ngày càng phức tạp, nhạy cảm và thường xảy ra tranh chấp, mâu thuẩn gay gắt. Do đó cần có những biện pháp quản lí một cách hợp lí để bảo về quyền và lợi ích của các đối tượng tham gia trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lí hành chính nhà nước về đất đai thực sự là rất quan trọng và cần thiết trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Hương Vinh là một xã đồng bằng nằm về phía Đông của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 4km về phía Bắc với địa thế thuận lợi phù hợp cho việc phát triển kinh tế và xã hội. Trong những năm gần đây thì quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho việc sử dụng đất có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến công tác quản lí đất tại địa phương. Xuất phát từ những vấn đề ở trên và được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Dương Viết Tình, chúng tôi xin tiến hành thực hiện đề tài:
    “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đất hợp lí trên địa bàn xã Hương vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý và sử dụng đất tại địa phương. Qua đó đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn cần nghiên cứu giai đoạn (2008-2012).
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    - Thu thập đầy đủ các số liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
    - Nắm được tình hình quản và sử dụng đất trên địa bàn xã.
    - Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng đất trên địa bàn xã.
    1.4. Ý nghĩa của đề tài
    1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
    - Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và tiếp thu những kinh nghiệm có hiệu quả hơn, nâng cao được trình độ và chuyên môn của bản thân, có ích cho công việc trong tương lai.
    - Nhìn nhận được những khó khăn của người dân tại địa phương đang gặp phải từ đó có hướng đưa ra các giải pháp giúp họ khắc phục.
    - Cung cấp tài liệu thông tin cho các đối tượng quan tâm.
    1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
    - Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các nhà quản lý, các nhà chuyên môn đưa ra những chỉ đạo đúng đắn nhằm đưa ra các kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả và phù hợp hơn.
    - Các hộ gia đình tại địa phương có được cơ sở và định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện của gia đình và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...