Luận Văn Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã Yên Khê huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI CAM ĐOAN 0

    LỜI CẢM ƠN .ii

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi

    DANH MỤC CÁC BẢNG vii

    MỞ ĐẦU 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài .1

    2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3

    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .3

    Chuông í. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN cứu .4

    1.1. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và Việt Nam .4

    1.1.1. Tình hình sản xuất cam trên thế giới 4

    1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trong nước 6

    1.2. Nguồn gốc và phân loại của cây cam .10

    1.2.1. Nguồn gốc .10

    1.2.2. Hệ thống phân loại 10

    1.3. Một số giống Cam dang trồng phổ biến ở Việt Nam 13

    1.4. Kết quả nghiên cứu về cây cam .16

    1.4.1. Đặc điểm thực vật học của cây cam .16

    1.4.2. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây cam 19

    1.5. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế cây trồng 22

    1.5.1. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 22

    1.5.2. Nguyên tắc sử dựng đất nông nghiệp .23

    1.5.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp 25

    1.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất canh tác và

    ý nghĩa của nó .25

    1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất

    canh tác .27
    1.6.1. Nhóm nhân tố tự nhiên 27

    1.6.2. Nhóm nhân tố công nghệ và kỹ thuật .27

    1.6.3. Nhóm nhân tố kinh tế, tổ chức .27

    Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 31

    2.1. Nội dung nghiên cứu .31

    2.2. Đối tượng, phạm vi địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu .31

    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 31

    2.2.2. Phạm vi địa điểm và thời gian nghiên cứu .31

    2.3. Phương pháp nghiên cứu .32

    2.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .32

    2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 32

    2.3.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 32

    2.3.4. Phương pháp sử lý số liệu 32

    2.4. Một số điều kiện cơ bản của huyện Con Cuông .32

    2.4.1. Điều kiện tự nhiên .32

    2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Con Cuông .36

    2.4.3. Điều kiện về dân số .36

    2.4.4. Điều kiện kinh tế xã hội .37

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN .39

    3.1. Hiện trạng sử dựng đất nông nghiệp tại địa phương nghiên cứu .39

    3.1.1. Hiện trạng sử dựng đất nông nghiệp ở huyện Con Cuông 39

    3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của Xã Yên Khê trong 3 năm 2008 - 2010 .40

    3.2. Tình hình phân bố diện tích trồng cam tại địa phương nghiên cứu .42

    3.2.1. Tình hình phân bố diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Con Cuông 42

    3.2.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cam tại xã Yên Khê .43

    3.3. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất

    cam tại xã Yên Khê .43

    3.3.1. Thuận lợi .43

    3.3.2. Khó khăn .44

    3.4. Khả năng đầu tư phân bón cho trồng cam trên địa bàn xã Yên Khê .45

    3.5. Thực trạng sử dụng giống cam ở xã Yên Khê 46

    3.6. Tình hình sâu bệnh hại trên cây cam ở xã Yên Khê .47

    3.7. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản 50

    3.8. Chi phí chăm sóc cam ở thời kì kinh doanh .52

    3.9. Hiệu quả kinh tế mang lại từ trồng cam của người dân sản xuất 53

    3.9.1. Hiệu quả kinh tế 53

    3.9.2. Hiệu quả xã hội .54

    3.9.3. Hiệu quả về môi trường sinh thái .55

    3.10. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cam trên địa bàn xã Yên

    Khê nói riêng và huyện Con Cuông nói chung .56

    3.10.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất cam phù họp với điều kiện

    kinh tế, trình độ thâm canh và khí hậu của từng vùng 56

    3.10.2. Giải pháp về vốn .56

    3.10.3. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại .56

    3.10.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .57

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .59

    1. Kết luận .59

    2. Kiến nghị .60

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .61

    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả. Trong những năm qua nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nền kinh tế nông nghiệp, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động từ nông thôn đến thành thị.

    Với mỗi loại cây ăn quả có vai trò riêng biệt cũng như khả năng thích nghi đối với từng vùncg sinh thái khác nhau. Ở nước ta trong những năm qua, nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả đã được hình thành và làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế của vùng, ví dụ vùng Vải Thiều - Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang), Cam quýt ở Bắc Quang (Hà Giang), Phủ Quỳ (Nghệ An) [1].

    Cam là một trong những cây ăn quả đặc sản lâu năm của Việt Nam bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12% đường, hàm lượng vitamin c từ 40-90mg/100g tươi, các axit hữu cơ 0,4-1,2% trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, chữa bệnh [1]. Cam là một trong những loại cây trồng lâu năm chóng cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Trong quá trình sống, Cam tiết ra không khí các chất bay hơi có mùi thơm. Các chất này có tác dụng tỏa hương làm không khí trở nên trong lành, dịu mát. Trong những chừng mực nhất định các chất bay hơi từ cây Cam có tác dựng diệt một số loài vi khuẩn làm cho không khí trở nên sạch hom, môi trường sống của con người tốt hơn.

    Trong những năm gần đây, diện tích trồng cam ở nước ta ngày càng được mở rộng, việc phát triển cây cam được xem như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, sản xuất cam quýt ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn về chất lượng giống, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh

    tác, năng suất, chất lượng quả chưa cao, khí hậu thời tiết thất thường, thị trường cạnh tranh gay gắt.v.v .

    Con Cuông tỉnh Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều còn mùa đông lạnh, ít mưa. về vị trí địa lí Con Cuông là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Nghệ An, có độ dốc lớn, địa hình khá phức tạp, trải dài trên tuyến đường quốc lộ 7 và cách trung tâm thành phố 130Km về phía Đông Nam, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kĩ thuật của tỉnh, rất thuận lợi cho việc tiếp cận những tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, cũng như thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

    Thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên của địa phương. Tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Con Cuông nói riêng trong những năm gần đây đã cải tạo quy hoạch, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng và đưa cây Cam vào phát triển kinh tế trong các hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Con Cuông có diện tích đất tự nhiên là 173.831,12 ha. Năm 2010 toàn huyện có 55,00 ha diện tích đất trồng cam, YỚi năng suất trung bình đạt 65 tạ/ha. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành phát triển do thị trường tiêu thụ chưa ổn định, đồng thời còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố bất lợi khác nên giá thành nhiều khi còn rẻ, sản phẩm bảo quản sau thu hoạch khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất Cam trên địa bàn huyện cũng gặp phải nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích đang diễn ra một cách tự phát, hom nữa việc chăm sóc quản lí vườn cam còn hạn chế nên phàn nào ảnh hưởng đến năng suất làm cho chất lượng và sản lượng Cam của vùng giảm đáng kể.

    Diện tích sản xuất cam trên địa bàn huyện Con Cuông phân bố chủ yếu ở 3 xã đó là Chi Khê, Yên Khê và Bồng Khê. Trong đó, Yên Khê là xã có diện tích trồng cam lớn nhất với 20,66ha.

    Đe tạo ra một vùng cam chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa thì việc đánh giá hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế các giống cam được trồng ở xã Yên Khê huyện Con Cuông là rất cần thiết. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực trạng trồng cam trên địa bàn xã Yên Khê huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

    2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

    2.1. Mục đích

    - Điều tra, khảo sát, nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Con Cuông và xã Yên Khê.

    - Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả trồng cam trên địa bàn xã Yên Khê.

    2.2. Yêu cầu

    Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đề tài cần đạt được yêu cầu sau

    Điều tra thu thập số liệu về diện tích đất tự nhiên, diện tích sử dựng đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cam xã Yên Khê.

    Thông qua phỏng vấn những hộ gia đình trồng Cam để từ đó thu thập số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình sâu bệnh hại, khả năng đầu tư phân bón, thuốc BVTV, phân tích chi phí và đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cam

    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

    3.1. Ỷ nghĩa khoa học

    Đề tài hoàn thành góp phần cung cấp những dẫn liệu khoa học về thực trạng và hiệu quả trồng cam trên địa bàn xã Yên Khê.

    3.2. Ỷ nghĩa thực tiễn

    Từ kết quả nghiên cứu có thể tìm ra một số giải pháp phù họp YỚi khu vực nghiên cứu nhằm tăng hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...