Thạc Sĩ Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất hồi (Ilicium Verum Hook.F) ở tỉnh Lạng Sơn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ ix
    DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH x
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    1.1. TRÊN THẾ GIỚI . 3
    1.1.1. Phân loại và phân bố của các loài Hồi 3
    1.1.2. Một số thành tựu nghiên cứu và sản xuất về cây Hồi . 4
    1.1.3. Những nghiên cứu về giá trị và thị trường . 6
    1.2. Ở VIỆT NAM 7
    1.2.1. Phân loại và phân bố các loài Hồi . 7
    1.2.2. Đặc điểm hình thái 9
    1.2.3. Đặc điểm sinh thái . 11
    1.2.4. Đặc điểm vật hậu cây Hồi . 12
    1.2.5. Đặc điểm tái sinh của cây Hồi 13
    1.2.6. Các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống 14
    1.2.6.1. Nghiên cứu về chọn giống . 14
    1.2.6.2. Nghiên cứu về nhân giống . 15
    1.2.7. Các nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật gây trồng và sản xuất Hồi 15
    1.2.7.1. Tình hình gây trồng Hồi . 15
    1.2.7.2. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng Hồi . 16
    1.2.7.3. Nghiên cứu về sinh trưởng cây Hồi . 17
    1.2.7.4. Nghiên cứu về năng suất và sản lượng 17
    1.2.7.5. Nghiên cứu về thu hái, bảo quản, chế biến sản phẩm Hồi . 18
    1.2.7.6. Nghiên cứu về thị trường và giá cả 20
    1.2.8. Chỉ dẫn địa lý cây Hồi Lạng Sơn 20
    1.3. THẢO LUẬN . 21


    Chương 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
    2.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI . 22
    2.1.1. Mục tiêu chung 22
    2.1.2. Mục tiêu cụ thể 22
    2.2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 22
    2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
    2.3.1. Thực trạng gây trồng Hồi ở Lạng Sơn 23
    2.3.2. Thực trạng khai thác, chế biến bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm Hồi 23
    2.3.3. Thực trạng về các chính sách áp dụng ở Lạng Sơn 23
    2.3.4. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng Hồi 23
    2.3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững 23
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.4.1. Phương pháp tổng quát . 24
    2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 25
    2.4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 25
    2.4.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 25
    2.4.2.3. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn . 25
    2.4.2.4. Phương pháp điều tra hình thái phẫu diện đất 26
    2.4.2.5. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách . 26
    2.4.2.6. Phương pháp tính toán hiệu quả của một số mô hình điển hình 27

    Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29
    3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 29
    3.1.1. Vị trí địa lý 29
    3.1.2. Địa hình . 30
    3.1.3. Khí hậu 30
    3.1.4. Thuỷ văn 31
    3.1.5. Các nguồn tài nguyên 31
    3.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI . 32
    3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động 32
    3.2.2. Cơ sở hạ tầng . 34
    3.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP Ở LẠNG SƠN 35
    3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 35
    3.3.2. Tài nguyên rừng 37
    3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG . 38
    3.4.1. Những thuận lợi 38
    3.4.2. Những khó khăn 38

    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
    4.1. THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG RỪNG HỒI Ở LẠNG SƠN 40
    4.1.1. Thực trạng về diện tích . 40
    4.1.1.1. Khái quát về diện tích Hồi ở Việt Nam trong những năm trước đây . 40
    4.1.1.2. Thực trạng diện tích Hồi ở Lạng Sơn . 42
    4.1.2. Tổng kết kỹ thuật gây trồng Hồi . 44
    4.1.2.1. Thời kỳ thu hái và kỹ thuật bảo quản hạt giống 44
    4.1.2.2. Kỹ thuật làm vườn ươm và luống gieo hạt 45
    4.1.2.3. Kỹ thuật chăm sóc vườn ươm cây mầm . 45
    4.1.2.4. Kỹ thuật tạo bầu . 46
    4.1.2.5. Kỹ thuật chăm sóc cây con và tiêu chuẩn cây con xuất vườn ươm . 46
    4.1.2.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng . 47
    4.1.3. Đánh giá đặc điểm phẫu diện đất của vùng Hồi Lạng Sơn . 48
    4.1.4. Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của một số rừng Hồi điển hình 50
    4.1.4.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển một số mô hình trồng Hồi điển hình . 50
    4.1.4.2. Năng suất sản lượng quả Hồi một số năm gần đây ở Lạng Sơn 51
    4.1.5. Những tiến bộ kỹ thuật trong gây trồng Hồi . 52
    4.1.5.1. Kỹ thuật chọn giống . 52
    4.1.5.2. Kỹ thuật nhân giống . 53
    4.1.5.3. Kỹ thuật làm đất và gieo hạt 54
    4.1.5.4. Kỹ thuật chăm sóc 55

    4.2. THỰC TRẠNG KỸ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM . 57
    4.2.1. Về kỹ thuật thu hái Hồi . 57
    4.2.2. Thực trạng kỹ thuật chế biến và bảo quản sau thu hoạch . 58
    4.2.3. Những tồn tại và những tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, chế biến 59
    4.2.3.1. Những tồn tại trong khai thác, chế biến . 59
    4.2.3.2. Những tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, chế biến 60
    4.2.4. Đánh giá tình hình tiêu thụ quả Hồi, tinh dầu Hồi ở Lạng Sơn 61
    4.3. THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG Ở LẠNG SƠN . 64
    4.3.1. Chính sách phát triển . 64
    4.3.2. Chính sách đất đai . 66
    4.3.3. Chính sách về thuế 66
    4.3.4. Chính sách đầu tư vốn phát triển . 67
    4.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG HỒI HIỆN NAY . 70
    4.4.1. Hiệu quả kinh tế của các mô hình . 70
    4.4.1.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình Hồi trồng xen Chè 71
    4.4.1.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình Hồi trồng xen Ngô . 73
    4.4.1.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Hồi xen Bạch đàn . 74
    4.4.1.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình Hồi trồng thuần loài . 76
    4.4.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình 78
    4.4.3. Hiệu quả về môi trường sinh thái của các mô hình Hồi trồng xen canh . 79
    4.4.3.1. Hiệu quả theo hướng tích cực 79
    4.4.3.2. Hiệu quả theo hướng tiêu cực 80
    4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒI BỀN VỮNG 81
    4.5.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức việc sản xuất Hồi ở Lạng Sơn . 81
    4.5.2. Đề xuất các giải pháp phát triển cây Hồi bền vững 81
    4.5.2.1. Giải pháp về khoa học công nghệ 82
    4.5.2.2. Giải pháp về quản lý và cơ chế chính sách 83
    KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
    1. KẾT LUẬN . 85
    2. TỒN TẠI . 86
    3. KHUYẾN NGHỊ . 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm, có điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi. Việt Nam được xếp thứ 16 của thế giới là nước có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều kiểu rừng khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến sự có mặt của các loài cây lâm sản ngoài gỗ (sau đây viết tắt là LSNG). Những LSNG đã và đang sử dụng với số lượng lớn, được khai thác từ rừng tự nhiên để làm thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói riêng, là nguồn thu nhập đáng kể của người dân, đặc biệt là người dân sống ở gần rừng. Nguồn thu từ LSNG chiếm từ 10 – 20% tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ yếu là nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu cần thiết hàng ngày ( Bộ NN&PTNT, 2006) [1]. Cây Hồi là một trong những loài LSNG, là loài cây lâm sản đặc biệt cho sản phẩm quả khô có giá trị kinh tế cao trên thị trường trong và ngoài nước. Quả Hồi đã có mặt trên thị trường từ rất lâu đời và thường được gọi là “Hoa Hồi”. Với vùng sinh thái hẹp, hầu như cây Hồi là cây đặc sản riêng của tỉnh Lạng Sơn. Quả Hồi đã đem lại thu nhập cao cho người dân sống ở tỉnh này. Sản phẩm của Hồi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, tinh dầu Hồi là sản phẩm được chưng cất từ lá, quả và hạt nhưng chủ yếu từ quả, là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Trong công nghiệp dược phẩm, tinh dầu Hồi được sử dụng để sản xuất các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hoá và chất chống nôn mửa. Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi được dùng làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các loại mỹ phẩm cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng để chế biến thuốc trừ sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc Thị trường Hồi hằng năm tiêu thụ khoảng 25.000 tấn tinh dầu, trong đó Châu Á 28%, các nước Bắc Mỹ 26%, các nước Nam Mỹ 14%, các nước Châu Âu 20%, còn lại là các nước khác (Dẫn theo Nguyễn Huy Sơn, 2004) [3].
    Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích việc gây trồng và phát triển LSNG, cụ thể như: Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 – 2020; Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG 2007 – 2010; Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Đặc biệt, ngày 06/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong quyết định này, có đề cập tới cây Hồi được lựa chọn là một trong những loài cây trồng lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn . Nhiều năm qua, cây Hồi được xác định là cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, cho đến nay, với diện tích rừng Hồi khoảng trên 32.000 ha, Lạng Sơn là tỉnh có diện tích Hồi lớn nhất cả nước (khoảng 71% tổng diện tích Hồi trong cả nước). Thế nhưng, thương hiệu Hồi Xứ Lạng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, bên cạnh đó giá cả thị trường bấp bênh, chưa có những tiến bộ kỹ thuật cũng như cơ chế chính sách hợp lý để phát triển cây Hồi một cách bền vững. Vì vậy, việc “Đánh giá tình hình sản xuất Hồi (Illicium verum Hook.f.) ở tỉnh Lạng Sơn” nhằm xác định được những cơ sở khoa học cũng như những tồn tại để khắc phục và phát triển bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng trồng Hồi là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn.
     
Đang tải...