Báo Cáo Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước thải y tế tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    [​IMG]
    Phần 1: MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài 3
    1.3. Yêu cầu. 4
    1.4. Ý nghĩa đề tài 4
    1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 4
    1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn. 4
    Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1. Cở sở pháp lý. 5
    2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 5
    2.2.1. Các khái niệm liên quan. 5
    2.2.2. Phân loại chất thải y tế. 6
    2.2.3. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tính chất của chất thải y tế. 7
    2.2.3.1.Nguồn gốc phát sinh[12] 7
    2.2.3.2.Thành phần chất thải rắn y tế [20] 9
    2.2.4. Thành phần nước thải bệnh viện. 11
    2.2.5. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 13
    2.3. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam 17
    2.3.1 Thực trạng thu gom xử lý chất thải y tế trên Thế giới 17
    2.3.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam 20
    2.4. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Thái Nguyên [14] 22
    2.5. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải y tế. 24
    2.5.1. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế. 24
    2.5.1.1. Thiêu đốt chất thải rắn y tế. 24
    2.5.1.2. Công nghệ xử lý khí thải lò thiêu với 3 công suất nhỏ, trung bình và lớn 24
    [​IMG]2.5.2. Chôn lấp chất thải y tế. 26
    2.6. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện cấp tỉnh. 32
    Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 35
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 35
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 35
    3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 35
    3.3. Nội dung nghiên cứu. 35
    3.3.1. Tổng quan về Bệnh viện C Thái Nguyên. 35
    3.3.2. Thực trạng công tác thu gom, xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên 35
    3.3.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong việc quản lý chất thải y tế của Bệnh viện C Thái Nguyên. 36
    3.4. Phương pháp nghiên cứu. 36
    3.4.1. Phương pháp kế thừa. 36
    3.4.2. Phương pháo thu thập số liệu thứ cấp. 36
    3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. 36
    3.4.4. Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh. 36
    3.4.5. Phương pháp lấy mẫu nước thải 37
    3.4.6. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu. 37
    Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
    4.1. Tổng quan về Bệnh viện C Thái Nguyên. 38
    4.1.1. Địa điểm, quy mô Bệnh viện. 38
    4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của bệnh viện C Thái Nguyên. 39
    4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bệnh viện C Thái Nguyên. 39
    4.1.2.2. Công tác khám chữa bệnh. 40
    [​IMG]4.2. Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên 41
    4.2.1. Lượng rác thải và nước thải phát sinh của Bệnh viện. 41
    4.2.1.1. Nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động. 41
    4.2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh viện. 42
    4.2.1.3. Thống kê chất thải y tế phát sinh tại Bệnh viện. 45
    4.2.2. Đánh giá thực trạng thu gom rác thải và nước thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên 47
    4.2.2.1. Thực trang thu gom và xử lý rác thải y tế tại Bệnh viện. 47
    4.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện. 49
    4.2.3.1.Thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải Bệnh viện. 49
    4.2.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải của Bệnh viện sau quá trình xử lý. 54
    4.3. Đề xuất giải pháp trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên. 57
    4.3.1.Giải pháp trong hoạt động thu gom, lưu trữ và xử lý rác thải y tế. 57
    4.3.1.1. Giảm thiểu, tái chế và sử dụng rác thải 57
    4.3.1.2. Phân loại bao gói và rác thải y tế. 57
    4.3.2. Giải pháp đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế. 58
    Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59
    5.1. Kết luận. 59
    5.2. Kiến nghị 60









    Phần 1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    "Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
    Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
    Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.
    Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.
    Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân."
    Đó là quan điểm của Nghị Quyết 41 NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị Trung Ương Đảng ban hành về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Quán triệt tinh thần và nội dung của chỉ thị trên, các ngành, các cấp trong cả nước đã và đang đẩy mảnh công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.
    Việc bảo vệ môi trường bao gồm: việc giải quyết ô nhiễm do những nguồn nước thải, ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp sinh học, các chất thải trong y tế Để xử lý các loại chất thải trên là một vấn đề thật sự khó khăn và nan giải. Với mỗi loại chất thải, chúng ta cần có những biện pháp xử lý khác nhau từ những khâu thu gom đến tiêu hủy cuối cùng. Một trong số các chất thải cần phải đặc biệt quan tâm đó là các chất thải y tế vì tính đa dạng và phức tạp của chúng.
    Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế cũng phát triển dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, sè bệnh nh©n cũng tăng theo.Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế th× cho đến nay ngành y tế có 1.511 cơ sở khám chữa bệnh với 200.000 giường bệnh [5] Từ năm 1997 các văn bản về quản lý chất thải bệnh viện được ban hành, nhưng hầu hết các chất thải bệnh viện chưa được quản lý theo đúng một quy chế chặt chẽ hoặc có xử lý nhưng theo cách đối phó hoặc chưa đúng. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động y tế mà thực tế là tình trạng xử lý kém hiệu quả các chất thải bệnh viện.
    Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Các chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ và các vật sắc nhọn Tất cả các nhân viên tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.
    Bệnh viện C Tỉnh Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II thuộc Bộ Cơ khí luyện kim (nay là Bộ Công thương) quản lý, được chuyển giao cho Ủy ban dân nhân tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) quản lý theo quyết định số 181/UB- QĐ ngày 19 tháng 12 năm 1987 của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) [1] Bệnh viện được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu về khám chữa bệnh và điều trị bệnh cho nhân dân các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên và một số vùng lân cận. Trải qua một thời gian dài xây dựng và phát triển, ngày nay Bệnh viện C đó được xây dựng khang trang, với qui mô 450 gường bệnh được tổ chức 5 phòng chức năng và 21 khoa. Hiện tại có 482 cán bộ viên chức (có 50 hợp đồng lao động) trong đó có 132 cán bộ đại học. Được trang bị nhiều thiết bị hiện đai như máy chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, máy xạ phẫu bằng dao gama điều trị ung thư. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp và mở rộng đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng hơn 250 lượt người đến khám, hơn 700 người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện, hơn 500 cán bộ viên chức và sinh viên thực tập.
    Năm 2004, Bệnh viện C đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt dự án xử lý chất thải Bệnh viện (bao gồm hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải Bệnh viện theo quyết định số 237/QĐ- UBND ngày 09 tháng 02 năm 2004 và đưa vào sử dụng tháng 6 năm 2008). Việc phỏt sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
    Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác thu gom, xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện. Được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, em tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước thải y tế tại Bệnh viện C tØnh Thái Nguyên"
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom, xử lý chất thải y tế, nâng cao chất lượng môi trường.
    1.3. Yêu cầu
    - Số liệu thu thập phải đảm bảo tính chính xác và khách quan.
    - Đánh giá được thực trạng công tác thu gom, lý rác thải và nước thải tại Bệnh viện C.
    - Các giải pháp đưa ra phải có tính thực tiễn cao và phù hợp với điều kiện của Bệnh viện.
    1.4. Ý nghĩa đề tài
    1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
    + Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra nhưng kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác sau này.
    + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
    1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn
    + Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý rác thải, nước thải y tế của Bệnh viện C Thái Nguyên.
    + Đề xuất những biện pháp khả thi cho công tác thu gom, xử lý rác thải y tế một cách khoa học và phù hợp hơn với điều kiện của Bệnh viện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...