Tiến Sĩ Đánh giá thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học thành phố Thái Nguyên và hiệu quả m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 11/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2010


    MỤC LỤC Trang
    Trang phụ bìa

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Những chữ viết tắt v
    Danh mục bảng
    Danh mục biểu đồ viii

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1
    NỘI DUNG

    Chương 1. TỔNG QUAN 3

    1.1. Giọng nói 3
    1.2. Rối loạn giọng nói (Voice disorder) 9
    1.3. Điều trị rối loạn giọng nói ở giáo viên 22

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

    2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
    2.3. Đối tượng nghiên cứu 26
    2.4. Nội dung nghiên cứu 27
    2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu 31
    2.6. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 33
    2.7. Các chỉ số nghiên cứu 34
    2.8. Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin 38
    2.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 43
    2.10. Biện pháp khống chế sai số 44
    2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 44

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sự xuất hiện của tiếng nói như một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển văn minh của xã hội loài
    người và không thể thiếu trong mọi ngôn ngữ [131]. Đối với giao tiếp, giọng nói không chỉ đơn thuần
    là phương tiện chuyển tải nội dung của thông điệp mà còn phản ánh rất nhiều thông tin khác nhau từ
    người nói như: tuổi tác, giới tính, nguồn gốc xuất xứ, nghề nghiệp, địa vị xã hội, tâm trạng cảm
    xúc, tình trạng sức khỏe . Giọng nói cũng đóng vai trò như một công cụ lao động chính của nhiều
    ngành nghề như: giáo viên (GV), ca sĩ, nhân viên bán hàng, luật sư, phát thanh viên . Theo
    Mathieson L. trong xã hội hiện đại có trên
    30% lực lượng lao động phải sử dụng giọng nói như một công cụ chính để kiếm sống [103], [153]. Việc
    sở hữu một giọng nói bình thường không chỉ giúp giao tiếp xã hội hiệu quả mà còn bảo đảm cho những
    người sử dụng giọng nói chuyên nghiệp duy trì được hiệu suất lao động tốt.
    Tuy nhiên, giọng nói có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố nguy cơ, đưa đến các rối loạn, nhất là
    trên những người sử dụng giọng nói chuyên nghiệp. Rối loạn giọng nói (RLGN) do nguyên nhân ở thanh
    quản có thể chỉ là những triệu chứng đơn lẻ về chất giọng hay một vài khó chịu trong quá trình phát
    âm, nhưng cũng có thể là những bệnh lý thực sự ở thanh quản (Bệnh giọng thanh quản - BGTQ). Một
    trong những nghề chịu tác động lớn của RLGN là GV, đối với họ BGTQ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
    công việc, giao tiếp và là mối nguy cơ khiến họ phải nghỉ việc hoặc thậm chí chuyển nghề (Smith E.
    và cộng sự (CS) 1997) [141]. Trong một nghiên cứu của Thibeault S. L. và CS, ở Mỹ có hơn 3 triệu GV
    bậc tiểu học (GVTH) và trung học cơ sở (THCS) dùng giọng nói như là phương tiện đầu tiên để truyền
    đạt. Họ có nguy cơ cao bị RLGN, đặc biệt là GV nữ. Mỗi năm có 18,3% GV phải bỏ ít nhất một ngày làm
    việc và đã gây thiệt hại một khoản tiền là 2,5 tỷ đô la để chi phí cho việc điều trị và nghỉ việc
    do RLGN [146].
    Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), năm học 2006 - 2007 toàn
    quốc có 1.012.468 GV các cấp (từ mầm non đến đại học) trực tiếp giảng dạy [1]. Theo Ngô Ngọc Liễn,
    có từ 14,42% đến 28,43% GVTH mắc BGTQ [21]. Như vậy, nếu tỷ lệ mắc bệnh này cũng phù hợp với các
    cấp khác, ước tính toàn quốc sẽ có khoảng từ 179.788 đến 354.465 GV có tổn thương ở thanh quản.

    Mặc dù giọng nói không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng mọi người ít khi nghĩ về cách sử
    dụng giọng nói của họ, dẫu cho họ thường xuyên cân nhắc những gì cần nói (Tannen D. 1995) [145].
    Tình trạng lạm dụng giọng nói, dây thanh bị sử dụng quá mức diễn ra khá phổ biến ở những người phải
    thường xuyên sử dụng giọng nói trên thế giới, trong đó có Việt Nam [25]. Do vậy, việc khảo sát các
    loại RLGN, cách điều trị và việc đánh giá hiệu quả của chúng ở những người sử dụng giọng nói như
    công cụ lao động chính (ví dụ: GVTH) là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tế.
    Cho đến nay, các đề tài nghiên cứu về RLGN của người Việt Nam còn rất hạn chế. Chưa có đề tài nào
    tiến hành nghiên cứu đánh giá và can thiệp trên giọng nói của GV ở mức độ cộng đồng nhằm làm giảm
    tỷ lệ mắc, phòng ngừa và điều trị các RLGN ở nhóm đối tượng này. Thực tế cho thấy tỷ lệ BGTQ ở GV
    rất cao, trong khi đó phần lớn GV không được đào tạo về cách sử dụng giọng nói đúng kỹ thuật, không
    biết cách chăm sóc giọng nói và không biết cách xử trí khi giọng nói của mình có vấn đề. Nghiên cứu
    tại cộng đồng sẽ giúp GV được bổ sung các kiến thức và kỹ năng sử dụng giọng nói một cách hợp lý,
    biết cách phòng ngừa và phát hiện bệnh giọng sớm khi các rối loạn chưa gây ra hậu quả nặng nề.
    Ngoài ra, các nghiên cứu đánh giá, sàng lọc và can thiệp tại cộng đồng cũng sẽ giúp GV duy trì tốt
    công việc của mình mà không phải bỏ thời gian giảng dạy để đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế,
    góp phần quan trọng làm giảm áp lực tại các bệnh viện.
    Đề tài được tiến hành với các mục tiêu:
    1. Đánh giá thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học thành phố Thái Nguyên từ năm 2006 - 2008.
    2. Xác định một số yếu tố liên quan đến rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học.
    3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm cải thiện sức khỏe giọng nói của nữ giáo viên tiểu học thành phố Thái Nguyên.





















































    3.1. Thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học thành 45 phố Thái Nguyên


























































    3.2. Các yếu tố liên quan
    51
    3.3. Hiệu quả can thiệp
    60
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
    http://www.lrc-tnu.edu.vn
    iv
    Chương 4. BÀN LUẬN 74


    4.1. Thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học thành 74 phố Thái Nguyên
    4.2. Yếu tố liên quan đến rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học 78 thành phố Thái Nguyên
    4.3. Các phương pháp và hiệu quả can thiệp rối loạn giọng nói ở nữ 84
    giáo viên
    KẾT LUẬN
    94
    KIẾN NGHỊ
    95




    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN 96
    ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ








    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
    Số hóa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...