Báo Cáo Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn si

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn của các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu của sinh viên cuối khóa. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có dịp cọ xát với thực tế nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh viên rèn luyện khả năng tổng hợp lại những kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể.
    Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực, sáng tạo và có khả năng công tác. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên ”. Trong thời gian triển khai làm đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt là sự chỉ đạo của cô giáo ThS. Dương Thị Thanh Hà cùng các bác, anh chị trong Uỷ ban nhân dân xã Quyết Thắng.
    Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không tránh khỏi có thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong có được sự đống góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện tốt hơn.

    Tôi xin chân thành cảm ơn !
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Thái Nguyên, ngày 8 tháng 05 năm 2012
    Sinh viên



    Nguyễn Thị Thu Thuỷ
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [​IMG]DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÀI KHÓA LUẬN

    Bảng 2.1.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị Việt Nam .9
    Bảng 4.1: Quy hoạch sử dụng đất của xã Quyết Thắng năm 2011 .19
    Bảng 4.2 :Tình hình dân số và lao động xã Quyết Thắng năm 2011 20
    Bảng 4.3 :Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại hộ dân trên địa bàn xã Quyết Thắng .28
    Bảng 4.4. Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt tại 3 xóm trên địa bàn xã 29
    Bảng 4.5: Thành phần lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại một hộ gia đình tại xã Quyết Thắng 31
    Bảng 4.6 : Nhân lực và phân bổ nhân lực trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng 32
    Bảng 4.7: Thành phần các loại chất thải qua điều tra tại cổng khu tập thể công nhân Z115 35
    Bảng 4.8: Thành phần rác thải theo tỷ lệ tại cổng trường Đại họcCNTT-TT.36
    Bảng 4.9: Thành phần rác thải theo tỷ lệ tại cổng chợ Nông lâm .38
    Bảng 4.10: Tổng hợp rác thải theo tỷ lệ tại 3 điểm lấy mẫu 39
    Bảng 4.11. Loại hình xử lý rác thải từ năm 2007 đến nay của xã .41
    Bảng 4.12. Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý CTRSH 42
    Bảng 4.13. Phân loại bãi chôn lấp theo diện tích .49
    Bảng 4.14. Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp 50
    [h=1][/h]


















    [h=1]DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG BÀI KHÓA LUẬN[/h]
    Hình 2.1: Mô hình công nghệ ủ phân compost . . 14
    Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải tại 3 xóm .29
    Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn xã 33
    Hình 4.3: Thành phần trung bình rác thải sinh hoạt tại cổng khu tập thể Z115 .35
    Hình 4.4: Thành phần rác thải trung bình tại cổng Trường Đai học CNTT-TT . .37
    Hình 4.5: Thành phần rác thải sinh hoạt tại cổng chợ Nông lâm 38
    Hình 4.6. Trung bình thành phần rác thải tại 3 điểm lấy mẫu .40
    Hình 4.7. Quá trình xử lý chất thải . 47
    Hình 4.8. Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh vật: hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt được bố trí theo sơ đồ sau .48
    Hình 4.9. Quy trình quản lý, vận hành khu chôn lấp hợp vệ sinh .51



















    [​IMG]DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
    [TABLE="width: 569"]
    [TR]
    [TD]BVMT
    CT
    CTR
    CTRSH
    3R
    MT
    TP
    UBND
    HĐND
    MTTQ
    QLCTRSH
    VSMT
    CNTT-TT
    ĐH
    THCS
    ĐKTN
    KTXH
    HTXDV ĐN
    TNHH
    NCC
    KH

    [/TD]
    [TD]: Bảo vệ môi trường
    : Chất thải
    :Chất thải rắn
    :Chất thải rắn sinh hoạt
    :Tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu rác thải sinh hoạt
    :Môi trường
    :Thành phố
    :Uỷ ban nhân dân
    :Hội đồng nhân dân
    :Mặt trận tổ quốc
    :Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
    :Vệ sinh môi trường
    :Công nghệ Thông tin và Truyền thông
    :Đại học
    :Trung học cơ sở
    : Điều kiện tự nhiên
    :Kinh tế xã hội
    :Hợp tác xã Dịch vụ Điện năng
    :Trách nhiệm hữu hạn
    :Người có công
    :Kế hoạch

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [h=1][/h]











    [h=1]MỤC LỤC[/h]
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 2
    1.2.1. Mục đích của đề tài. 2
    1.2.2. Mục tiêu của đề tài. 2
    1.2.3. Yêu cầu của đề tài 3
    1.2.4. Ý nghĩa của đề tài 3
    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Cơ sở khoa học. 4
    2.1.1. Cơ sở lý luận. 4
    2.1.2.Các khái niệm về chất thải rắn. 5
    2.2. Cơ sở pháp lý. 6
    2.3. Cơ sở thực tiễn. 7
    2.3.1.Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 7
    2.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 8
    2.4. Một số quy trình xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam 11
    2.4.1. Công nghệ xử lý Seraphin. 11
    2.4.2. Chôn lấp. 12
    2.4.3. Chế biến phân vi sinh (compost) 13
    PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    3.1. Đối tượng và phạm vi , địa điểm và thời gian thực hiện. 16
    3.1.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 16
    3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 16
    3.2. Nội dung nghiên cứu. 16
    3.2.1 Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng 16
    3.2.2. Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyêt Thắng. 16
    3.2.3.Ý kiến của người dân về công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng. 16
    3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng 16
    3.2.5.Đề xuất một số giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế của xã Quyết Thắng 16
    3.3. Phương pháp nghiên cứu. 16
    3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. 16
    3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. 16
    3.3.3. Phương pháp lấy mẫu. 17
    3.3.4.Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu. 17
    PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHÂN TÍCH 18
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng. 18
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 18
    4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 20
    4.2 . Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 27
    4.2.1.Một số văn bản luật và chính sách môi trường đang được áp dụng trong QLCTRSH hiện nay tại xã Quyết Thắng. 27
    4.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Quyết Thắng. 27
    4.2.3. Hiện trạng thu gom vận chuyển phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng. 32
    4.3.Ý kiến người dân về công tác quản lý CTNH 42
    4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng 43
    4.5. Đề xuất một số phương hướng giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế của xã Quyết Thắng. 43
    4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách. 43
    4.5.2.Nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn và khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý chất thải 44
    4.5.3. Biện pháp quản lý CTR sinh hoạt 46
    4.5.4 Giải pháp kỹ thuật, công nghệ. 47
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
    5.1. Kết luận. 52
    5.2. Kiến nghị 52



    [h=1]PHẦN 1[/h][h=1]MỞ ĐẦU[/h]
    [h=2]1.1.Tính cấp thiết của đề tài[/h] Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch . kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
    Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân thì việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, xả thải các chất độc hại vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đã dẫn đến ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân chủ yếu vẫn do hoạt động sống của con người.
    Chất thải rắn sinh hoạt là một phần của cuộc sống, phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người. Mức sống của người dân càng cao thì việc tiêu dùng các sản phẩm của xã hội càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải sinh hoạt. Mặt khác, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cho đến nay mới chỉ đạt 60-80%, phần còn lại được thải tự do vào môi trường. Ở nhiều nơi trên đất nước ta chất thải sinh hoạt là nguyên nhân chính phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí gây bệnh cho con người cây trồng, vật nuôi, mất đi cảnh quan văn hoá đô thị và nông thôn.
    Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hầu hết các thành phố, thị xã ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường (BVMT). Không có những bước đi thích hợp, những khuyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội.
    Song song với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngày nay vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm của toàn nhân loại. Hoạt động bảo vệ môi trường trong thời đại chúng ta là một trong những hoạt động quan trọng của xã hội loài người, nhằm duy trì hợp lý các dạng tài nguyên hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động bảo vệ môi trường, sự quản lý của nhà nước về môi trường vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mực.
    Quyết Thắng là một trong những xã vùng trung du của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây xã đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế và xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện. Cùng với nó vấn đề về môi trường ngày càng trở nên bức xúc, rác thải ngày càng nhiều ô nhiễm ngày càng gia tăng, vấn đề quản lý môi trường ở các cấp các ngành vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập. Bên cạnh đó các văn bản luật chưa đồng nhất, chưa đi sâu vào thực tiễn cuộc sống. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường chưa được đào tạo một cách toàn diện Xuất phát từ thực tế trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên & Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên ”.
    [h=2]1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài[/h][h=2]1.2.1. Mục đích của đề tài.[/h] - Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng.
    - Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn cho phù hợp với điều kiện của xã để đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
    [h=2]1.2.2. Mục tiêu của đề tài.[/h]- Đưa ra cái nhìn tổng quát và phản ánh chính xác về các hoạt động thu gom, phân loại, tái chế, và các phương pháp xử lý CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng.
    - Đưa ra các số liệu đánh giá về khối lượng thành phần và mức độ ảnh hưởng của CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng.
    - Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng.
    - Tìm hiểu các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng.
    - Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả QLCTRSH tại xã Quyết Thắng.
    [h=2]1.2.3. Yêu cầu của đề tài[/h]- Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, chi tiết.
    - Mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu.
    - Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện của xã.
    [h=2]1.2.4. Ý nghĩa của đề tài[/h]- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Đây là điều kiện giúp sinh viên tập luyện, vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế.
    - Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá những mặt còn hạn chế trong công tác QLCTRSH. Từ đó giúp cho địa phương định hướng phương pháp QLCTRSH trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...