Luận Văn Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 7
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 8
    1.3 Phạm vi nghiên cứu. 8
    PHẦN HAI: CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản. 9
    2.1.1. Hộ và kinh tế hộ. 9
    2.1.1.1 Khái niệm 9
    2.1.1.2 Đặc trưng kinh tế nông hộ. 10
    2.1.2 Phát triển kinh tế nông hộ. 10
    2.1.3 Các chủ trương, chính sách của đảng về phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta. 11
    2.2 Phương pháp nghiên cứu. 11
    2.2.1. Phương pháp chọn mẫu. 11
    2.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. 11
    2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra. 12
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin. 12
    2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp. 12
    2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp: 12
    2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. 12
    2.2.4 Phương pháp phân tích. 12
    2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. 13
    PHẦN BA 14
    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
    3.1. Đặc điểm địa bàn. 14
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 14
    3.1.1.1. Vị trí địa lý. 14
    3.1.1.2. Điều kiện khí hậu. 14
    3.1.1.3. Địa hình. 15
    3.1.2. Các nguồn tài nguyên. 15
    3.1.2.1. Nguồn nước, thuỷ văn. 15
    3.1.2.2. Tài nguyên đất 15
    3.1.2.3 Tài nguyên rừng. 16
    3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 16
    3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo. 16
    3.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn. 17
    3.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 18
    3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng. 20
    3.3. Kết quả nghiên cứu. 20
    3.3.1 Đặc điểm của hộ điều tra. 20
    3.3.1.1 Tình hình dân số, lao động. 20
    3.3.1.2 Trình độ học vấn của các nhóm hộ. 21
    3.3.1.3 Tình hình sử dụng đất sản xuất của các nhóm hộ. 22
    3.3.1.4 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra. 23
    3.3.1.5 Tình hình vay vốn của các nhóm hộ điều tra. 24
    3.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở xã Hòa Sơn. 25
    3.3.2.1 Thu của nông hộ. 25
    a. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ ngành trồng trọt 25
    b. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ chăn nuôi 26
    c. Thu và tổng thu của hộ từ hoạt động khác. 27
    d. Tổng hợp các khoản thu của hộ. 29
    3.3.2.2 Chi cho các hoạt động sản xuất của hộ điều tra. 30
    a. Chi cho trồng trọt 30
    b. Chi cho chăn nuôi 31
    c. Chi cho các hoạt động khác. 32
    d. Tổng hợp các khoản chi của hộ. 33
    3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. 34
    3.3.3.1 Nhóm các yếu tố khách quan. 34
    a. Cơ sở hạ tầng. 34
    b. Giá cả thị trường. 34
    c. Chính sách của Nhà nước. 34
    3.3.3.2 Nhóm các yếu tố chủ quan. 35
    a. Ảnh hưởng của đất đai đến phát triển kinh tế nông hộ. 35
    b. Ảnh hưởng lao động đến phát triển kinh tế nông hộ. 35
    c. Ảnh hưởng của vốn đến phát triển kinh tế nông hộ. 35
    3.3.4 Đánh giá tổng quát về những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực phát triển kinh tế tại địa bàn xã. 35
    3.3.5. Một số đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. 36
    a. Giải pháp về cơ sở hạ tầng. 36
    b. Giải pháp về yếu tố giá cả thị trường. 36
    c. Giải pháp về lao động. 37
    d. Giải pháp về môi trường chính sách của chính phủ. 37
    e. Giải pháp về hệ thống khuyến nông. 37
    g. Giải pháp về vốn vay. 37
    PHẦN BỐN: KẾT LUẬN 39

    PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tàiTrong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hộ gia đình có vị trí rất quan trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội mà còn là đơn vị sản xuất vật chất, tạo thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội.
    Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam không những là nơi sản xuất vật chất để đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo lối tự cung, tự cấp) mà còn đóng vai trò là hậu phương cho tiền tuyến (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ).
    Ngày nay, kinh tế hộ gia đình đã thoát ra khỏi tình trạng tự cung tự cấp, trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh, tự chủ. Khi nhắc tới những thành tựu mà nền kinh tế nước ta đã đạt được như trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta và hạt tiêu, 1 trong 10 nước hàng đầu về xuất khẩu thủy sản thì kinh tế nông hộ là một trong những thành phần có vai trò chính để tạo ra những thành công đó. Phát triển kinh tế hộ không chỉ đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân mà còn đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
    ĐakLak là một tỉnh thuộc Tây Nguyên Nam Trung Bộ, có vị trí kinh tế xã hội chiến lược đồng thời được thiên nhiên ưu đãi với vùng đất bazan màu mỡ và đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, là điều kiện lý tưởng để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây hoa màu, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống của người dân.
    Hòa Sơn là một xã vùng II, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vậy tình hình phát triển sản xuất của các nông hộ ở đây ra sao?, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương?
    Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.
    Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.
    Đưa ra một số đề xuất để phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi về nội dung:
    + Đặc điểm nông hộ của xã Hòa Sơn
    + Thực trạng thu nhập của nông hộ xã Hòa Sơn
    + Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ
    + Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ
    - Phạm vi về không gian: Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak
    - Phạm vi về thời gian:
    + Thời gian thực tập: từ 17/10/2011 đến 17/11/2011.
    + Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong 3 năm từ 2008 đến 2010
    + Số liệu sơ cấp: Tổng hợp qua phiếu điều tra năm 2011
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...