Tiểu Luận Đánh giá thực trạng phát triển các Khu Công Nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    MỞ ĐẦU

    NỘI DUNG

    PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

    I. Khái quát chung

    1. Khái niệm

    2.Phân loại

    3.Tính tất yếu khách quan về thành lập KCN tại Việt Nam

    II.Đánh giá tác động đến nền kinh tế nói chung

    1. Những tác động tích cực

    2. Một số tác động tiêu cực trong phát triển KCN

    PHẦN II. THỰC TRẠNG phát triển KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

    I. Sự hình thành và phát triển các KCN ở nước ta

    1. Các KCN hình thành từ những năm 1960 và 1970 theo mô hình công nghiệp của Liên Xô cũ

    2. Các KCN theo mô hình mới

    II.Thực trạng hoạt động các KCN nước ta hiện nay

    1. Về giá thuê đất

    2. Về tình hình thu hút đầu tư

    3. Về tình hình sản xuất kinh doanh

    III.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ YẾU KÉM CÒN TỒN TẠI

    1.Kết quả đạt được

    2.Những tồn tại yếu kém

    PHẦN III. NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

    I. Giải pháp

    1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển KCN

    1.1.Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN

    1.2. Đa dạng hoá mô hình các khu công nghiệp

    1.3.Giải pháp về tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi trường

    1.4.Giải pháp nâng cao tính hấp dẫn của KCN trong thu hút đầu tư

    1.5. Hoàn thiện một số chính sách phát triển bền vững KCN

    1.5.1.Các yêu cầu trong xây dựng chính sách

    1.5.2.Hoàn thiện chính sách thu hồi đất

    1.5.3.Chính sách đảm bảo nguồn lao động cho KCN

    2. Các giải pháp đối với địa phương

    2.1.Đẩy nhanh việc triển khai đền bù, thu hồi đất cho xây dựng KCN

    2.2.Tăng cường cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ khu công nghiệp

    2.3.Tạo nguồn lao động nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động

    2.4.Phát triển khu dân cư ở khu vực có khu công nghiệp

    II . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

    1. Kiến nghị về tổ chức quản lý KCN

    1.1. Kiến nghị mô hình quản lý KCN và KCX ở cấp trung ương

    1.2.Kiến nghị phân cấp quản lý KCN và KCX

    2.Kiến nghị về tổ chức thực hiện qui hoạch, chính sách và cơ chế đã ban hành

    3. Kiến nghị về điều chỉnh các cơ chế, chính sách theo chu kỳ sống của KCN


    MỞ ĐẦU


    Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta có sự ra đời của mô hình khu công nghiệp( KCN ). Mô hình này đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng .Nếu như vào thời điểm năm 1991 bắt đầu xuất hiện quy chế về KCN và chỉ chứng kiến sự ra đời của hai khu chế xuất, Tân Thuận và Linh Trung thì cho đến nay số lượng các khu công nghiệp ở nước ta đã lên tới con số 68và được phân bố rộng khắp từ Bắc –Trung. Chính sự phát triển mạnh này đã khẳng định hiệu quả kinh tế của một mô hình.Qua hơn 10 năm phát triển vai trò của KCN trong sự phát triển kinh tế đất nước là rất lớn. Nó đã góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, tạo điều kiện tăng trưởng GDP nhanh chóng và vững chắc, tạo việc làm, phát triển KCN theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác, hình thành các khu đô thị mới và giảm bớt khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị. KCN là mô hình phù hợp để thực hiện cơ chế quản lý ” một cửa tại chỗ” và hội nhập quốc tế không chỉ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài , mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước hoạt động . Bên cạnh những thành tịu đáng trân trọng ấy các KCN tại Việt Nam vẫn tồn đọng những khó khăn, thách thức mà vấn đề nổi cộm hiện nay chính là việc vóng bóng của các nhà đấu tư trong các KCN, hầu hết các khu công nghiệp vẫn chưa được lấp đầy. Theo bộ kế hoạch và đầu tư tính đến đầu năm 2002 trên tổng số 68 KCN chỉ có 25% KCN được lấp đầy. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên có nhiều , nhưng tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân như: Giá thuê đất còn đắt, cơ sở hạ tầng còn kém, cơ chế chính sách còn chưa thông thoáng, và một trong những lực cản lớn nhất hiện nay chính là vẫn chưa có cách nhìn nhận tổng quát và đầy đủ về các KCN như là một bộ phận không thể tách rời trong nền kinh tế đất nước .

    Như vậy việc tìm hiểu một cách toàn diện về KCN, đồng thời đưa ra những giải pháp để nâng cao việc phát triển KCN là những mục tiêu chính mà đề tài chúng tôi hướng tới .



    PHẦN NỘI DUNG



    PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

    I. Khái quát chung

    1. Khái niệm

    Theo nghị định 36/ CP của chính phủ thì KCN được hiểu như sau : “ KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp có ranh giới địa lý xác định , không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ thành lập trong KCN có thể có các doanh nghiệp chế xuất “ .

    2. Phân loại KCN

    Theo Viện Kiến trúc Quy hoạch (Bộ Xây dựng), tính đến thời điểm tháng 2/2011, Việt Nam hiện có 256 khu công nghiệp và 20 khu kinh tế đã được thành lập

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay cả nước có 253 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 70.000 ha. Các khu công nghiệp cả nước đã thu hút gần 4.000 dự án đầu tư nước ngoài và 4.700 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 52 tỷ USD và 300 nghìn tỷ đồng.

    Các khu công nghiệp đóng góp từ 20-35% kim ngạch xuất khẩu và từ 30-32% giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của Việt Nam, giải quyết việc làm cho trên 1,5 triệu lao động.


    Nhóm 1: Các khu công nghiệp mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ biến ở Việt Nam. Các khu công nghiệp này có nhưng đặc điểm chung như sau:

    +Là khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương.

    +Là khu vực được kinh doanh bởi công ty cơ sở hạ tầng (công ty phát triển KCN, công ty dịch vụ KCN .), công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong suốt thời gian tồn tại.

    Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống, nhưng ngoài khu công nghiệp phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở khu công nghiệp.

    +Là khu vực được quy họach riêng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp cũng như hoạt động hỗ trợ cũng như dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

    Sản phẩm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có thể tiêu thụ trong nước hoặc bán ra nước ngoài.

    Nhóm 2: Khu chế xuất (KCX) (ở Việt Nam hiện có 3 khu chế xuất ).

    Theo Nghị định 36-CP khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý được xác định, không có dân cư sinh sống.

    Như vậy ngoài những đặc điểm chung giống như các khu công nghiệp truyền thống, các KCX còn có một số đặc điểm riêng, đó là: Được quy hoạch phân tách khỏi phần nội địa bằng tường rào kiên cố, việc ra vào khu phải thông qua sự kiểm soát của hải quan và các cơ quan chức năng; Quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp trong KCX và nội địa được điều chỉnh bằng hợp đồng ngoại thương, theo các thủ tục xuất, nhập khẩu, các doanh nghiệp trong khu chế xuất chỉ được bán tối đa 20% giá trị sản phẩm của mình vào thị trường nội địa; các doanh nghiệp trong khu chế xuất được hưởng những ưu đãi đặc biệt về các loại thuế như: miễn thuế xuất, nhập khẩu, miễn thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi 10% và không phải chịu thuế chuyển lợi nhuận về nước.



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...