Tiểu Luận Đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tổng quan: 3
    II. Thực trạng pháp luật về lĩnh vực dịch vụ an táng và quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa: 5
    III. Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành: 8
    1. Cần thiết phải có sự can thiệp cần thiết của chính quyền không: 8
    2. Chính sách có cần thiết phải thể hiện bằng luật không: 8
    3. Có cơ sở pháp luật và thực tiễn chắc chắn không: 9
    4. Giảm thiểu tác động lệch lạc tới thị trường: 9
    5. Khuyến khích cạnh tranh: 10
    6. Mang lại lợi ích nhiều hơn chi phí: 11
    7. Có được xây dựng theo quy trình minh bạch, đảm bảo cơ hội bày tỏ quan điểm của các bên liên quan không: 12
    8. Cân nhắc thiết chế thực thi: 12
    9. Hình thức thể hiện và ngôn ngữ: 14
    III. Kết luận, kiến nghị: 15

    Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật, đời sống kinh tế - xã hội phát triển với một tốc độ chóng mặt, đòi hỏi các Nhà nước luôn luôn vận động với tốc độ cao nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của xã hội cũng như thực hiện tốt các chức năng của mình. Theo xu thế chung, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng đến xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật, xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, giảm dần chức năng quản lý nhà nước có tính chất cai trị sang chức năng quản lý nhà nước có tính chất phục vụ để cung ứng dịch vụ công cho xã hội, cho các tổ chức và công dân, vừa đảm bảo quyền lợi của các đối tượng trong xã hội, vừa không kìm hãm sự phát triển của họ, đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân được thực thi đầy đủ và đúng luật. Việt Nam cũng đang trong quá trình này.
    Tuy nhiên, trong quá trình vừa mở rộng phạm vi chức năng vừa tăng cường hiệu quả quản lý đối với từng chức năng, Việt Nam hiện đang vấp phải những trục trặc làm giảm sức mạnh của nhà nước trong các chức năng thiết yếu và do đó làm suy giảm hiệu quả quản lý của nhà nước. Và cùng với quá trình chuyển đổi, những vấn đề mới phát sinh và sự điều chỉnh lại cơ cấu, thể chế đã đặt ra thách thức cho Việt Nam rằng nên chăng phải quản lý tất cả các lĩnh vực, các vấn đề phát sinh; hoặc là giảm phạm vi và tăng cường sức mạnh ở những chức năng thiết yếu, cơ bản.
    Theo chúng tôi, Việt Nam trước hết nên tập trung thực hiện thật tốt những chức năng thiết yếu của một nhà nước, và một khi đã có một thể chế mạnh, phản ứng tức thì và hiệu quả đối với chức năng cơ bản thì sẽ tính đến việc mở rộng phạm vi chức năng. Chính vì lẽ đó, cung cấp và bảo đảm phúc lợi cho người dân, trong đó có cung cấp nơi chôn cất người chết là một trong những mãng thiết yếu mà nhà nước cần quan tâm thực hiện.
    Bất kỳ người nào, đã là con người thì không ai tránh khỏi quy luật sinh tử, theo suy nghĩ của người dân Việt Nam, sống thì muốn có nơi ăn chốn ở, chết thì muốn có nơi chôn cất. Nhu cầu được an táng là một nhu cầu tất yếu của mỗi người dân và do vậy vấn đề xác định đất để làm nơi chôn cất (còn gọi là nghĩa trang, nghĩa địa) có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của người dân Việt Nam.
    Có thể thấy rằng đất làm nơi chôn cất là loại đất đặc biệt, có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng rất đặc biệt, gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng dân tộc và dòng họ.
    Theo quy định của pháp luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý nên việc xác định đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Hơn nữa, đất nghĩa trang, nghĩa địa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân, nó là một loại hàng hóa đặc biệt phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân theo phong tục tập quán, truyền thống sinh hoạt cộng đồng xã hội trong việc an táng cho người chết. Do vậy, đất nghĩa trang, nghĩa địa là một hàng hóa, dịch vụ công mà Nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp hoặc ủy nhiệm cho các tổ chức phi nhà nước cung cấp cho xã hội để phục vụ nhu cầu tối cần thiết của người dân.
    Nhưng thực tế, đối với trách nhiệm này, trong một thời gian dài chưa được Nhà nước quan tâm đúng mức, chưa cung cấp đầy đủ hàng hóa và dịch vụ công hoặc tạo lập thị trường điều tiết, kiểm soát việc cung ứng các dịch vụ này để đáp ứng nhu cầu tối cần thiết của người dân và của cộng đồng. Từ đó đã dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất trật tự trong lĩnh vực này, một số nơi việc chôn cất người chết diễn ra tự phát, không theo quy hoạch sử dụng đất và không thể kiểm soát được, cá biệt ở những thành phố lớn do cung không đủ cầu về đất nghĩa trang, nghĩa địa nên diễn ra tình trạng mua bán đất nghĩa trang, nghĩa địa, đẩy giá đất nghĩa trang lên gần tương đương giá đất ở, làm cho các hộ nghèo khó lòng tiếp cận loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu này, gây mất công bằng, ổn định xã hội trong việc thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ công do Nhà nước cung cấp.
    Từ những nguyên nhân nêu trên, quản lý đất chôn người chết đặt trong mối quan hệ cung ứng dịch vụ công của nhà nước đối với việc an táng công dân của mình khi chết đi rõ ràng là cần thiết, và cần phải có chính sách để điều chỉnh. Do đó nhóm chọn đề tài “Đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa” để nghiên cứu, đánh giá một lĩnh vực pháp luật chuyên biệt, cụ thể, qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật.
    Bố cục của đề tài gồm các phần sau:


    Tổng quan
    Thực trạng pháp luật
    Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực nghiên cứu
    Kết luận, kiến nghị.
     
Đang tải...