A/ LỜI MỞ ĐẦU Môi trường và những yếu tố trong nó luôn là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một nước đang phát triển, từng bước chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp lớn, kèm theo đó là đời sống dân cư ngày càng phát triển, đô thị hóa cao . và điều này đã đặt Việt Nam ta đứng trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nặng nề. Môi trường bị suy thoái kéo theo các yếu tố trong nó cũng đang dần giảm sút nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Trong đó có một thành phần không nhỏ của môi trường là đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học còn hết sức mới mẻ so với lịch sử tri thức nhân loại. Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Việt Nam ta cũng vậy, tuy vấn đề môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng vẫn còn mới mẻ đối với nước ta song Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định. Đảng và Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học mang lại hiệu quả cao như tuyên truyền thuyết phục, phương pháp kinh tế đặc biệt việc áp dụng điều chỉnh bằng pháp luật là một phương pháp được cho là đem lại hiệu quả khá cao, điều chỉnh bằng pháp luật để bảo tồn đa dạng sinh học thể hiện ở việc ra các điều luật, nghị quyết, nghị định . quy định về vấn đề này. Tuy nhiên so với các quốc gia khác trên thế giới cũng như so với yêu cầu thực trạng của đa dạng sinh học thì sự quan tâm, chú ý cải tạo, bảo tồn đa dạng sinh học của Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội vẫn còn nhiều thiếu sót. Vấn đề đa dạng sinh học ở nước ta vẫn còn đang rất nóng bỏng thể hiện ở sự suy thoái trên mọi lĩnh vực, mọi vùng dân cư . Để có cái nhìn và cách hiểi chính xác, từ đó rút ra những đánh giá về thực trạng cũng như sự hợp lý, những tồn tại của các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Đây cũng chính là lý do để chúng em lựa chọn đề tài tìm hiểu này: “Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta” B/ NỘI DUNG CHÍNH: I/ Khái niệm đa dạng sinh học: 1/ Định nghĩa theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần, .; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái .Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học: 2/ Giá trị của đa dạng sinh học: Sự đa dạng sinh học không chỉ duy trì sự cân bằng của hệ thống sinh thái, nó còn là một nguồn vô tận các thuốc mới tiềm năng. Nó giúp duy trì một chuỗi thức ăn khỏe mạnh và làm tăng chất lượng đất và nước,” Giáo sư Jürgen Mlynek, Chủ tịch Hiệp Hội Helmholtz, bình luận. “Giá trị của nó vượt xa mọi thứ mà chúng ta có thể diễn tả bằng cách sử dụng các chỉ số kinh tế, nhưng lợi ích về vật chất nó mang lại cho loài người cũng rất lớn.” II/ Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam: 1/ Tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam: Đa dạng về các hệ sinh thái: Nguồn tài nguyên ĐDSH trong tự nhiên của Việt Nam hiện nay tập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn (HST rừng), HST đất ngập nước và HST biển. Hệ sinh thái đất ngập nước: Hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng, theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999) có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm: Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu; Đất ngập nước ven biển 11 kiểu; Đất ngập nước nội địa 19 kiểu; Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu. Một số kiểu đất ngập nước có nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú như đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long . Hệ sinh thái biển: Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2. Do vậy hệ sinh thái biển cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính ĐDSH và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng ĐDSH biển khác nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam. Hệ sinh thái rừng: Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất là một phức hệ rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại vi. Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao . có giá trị ĐDSH cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn ĐDSH của Việt Nam. Diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau. Theo thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu ha, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943- 2008, diện tích rừng đã bị suy giảm còn 13.118.773 ha với tỷ lệ che phủ là 48,7% (Viện Điều tra quy hoạch rừng- Cục Kiểm Lâm, năm 2008). Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời gian qua đã kéo theo sự suy giảm về ĐDSH đối với các hệ sinh thái rừng nói chung. Đa dạng về loài: Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực về bảo tồn ĐDSH, công tác điều tra nghiên cứu về ĐDSH cũng được nhiều cơ quan Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần loài động, thực vật, các hệ sinh thái đặc trưng. Các kết quả nghiên cứu ban đầu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu như sau (bảng 1) Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt Nam cùng với một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới cho khoa học, như Sao la, Mang lớn . Về thực vật, trong giai đoạn 1993 - 2003, đã có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đó được phát hiện và mô tả mới cho khoa học . Đa dạng nguồn gen: Theo đánh giá của Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống