MỞ ĐẦU Trái đất của chúng ta được bao bọc bởi tầng không khí và lên cao là tầng khí quyển. Đây là môi trường sống hiểu theo nghĩa trực tiếp nhất, nghĩa là con người, sinh vật phải hô hấp để tồn tại. Thực vật thì phải trao đổi khí ôxi. Với các hoạt động để duy trì đời sống, loài người đang từng giờ từng phút thải vào môi trường không khí các khí độc, bụi . Quá trình phát triển công nghiệp từ thế kỷ XVII đến nay, đặc biệt từ thế kỷ XX đã phá huỷ, gây tổn hại quá nặng nề đến các thành phần của môi trường . Vì thế, sang thế kỷ XXI này, việc bảo vẹ các thành phần của môi trường đang đặt ra cấp bách dối với toàn thể nhân loại. Nếu không làm được việc đó chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ huỷ diệt Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với những thành tựu to lớn về các mặt của đời sống thì nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Để phục vụ cho nhu cầu phát triển, chúng ta đã tiến hành hàng loạt các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường như: xây dựng các công trình, nhà cửa, nhà máy, các khu công nghiệp; khai thác tài nguyên làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Những hoạt động này đã gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường nói chung và không khí nói riêng.Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là phải cứu lấy môi trường. Nó đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, trong đó pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để kiểm soát ô nhiễm không khí, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí và tiến tới cải thiện chất lượng không khí .“Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về việc kiểm soát ô nhiễm không khí tại Việt Nam” MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 KHÁI QUÁT CHUNG 2 1. Khái niệm không khí và ô nhiễm không khí 2 2. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2 2.1. Ô nhiễm bụi 3 2.2.Ô nhiễm khí 3 2.3. Ô nhiễm mùi 4 2.4. Ô nhiễm tiếng ồn 4 3. Nguyên nhân của ô nhiễm không khí 5 3.1. Nguồn gốc tự nhiên 5 3.2. Nguồn gốc nhân tạo 5 NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 7 1. pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí 7 2. pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí 10 2.1. Hoạt động quan trắc và định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường không khí của các cơ quan Nhà nước 11 2.2. Hoạt động ĐTM 12 2.3. Hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí 13 2.4. Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí 14 2.5. Hoạt động cải thiện chất lượng không khí 14 3. pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí 15 3.1. Kiểm soát các nguồn thải động 15 3.2. Kiểm soát các nguồn thải tĩnh 17 4. pháp luật về hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí 18 4.1. Cơ quan có thẩm quyền chung 18 4.2. Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn 19 5. Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí 20 5.1. Xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ô nhiễm không khí 20 5.2. Xử lý hành vi phạm tội trong lĩnh vực ô nhiễm không khí 22 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 24 KẾT LUẬN 26