Chuyên Đề đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta giai đoạn 2000-2010 và phương hướng 2020, 82 tran

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta giai đoạn 2000-2010 và phương hướng 2020, 82 trang

    Phần 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 10 NĂM QUA (2000-2010)
    1. Thành tựu

    Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành công lớn.

    1.1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng nhanh
    Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp bình quân đạt gần 5,5%/năm. Trong giai đoạn gần đây, mặc dù trung bình mỗi năm giảm đi khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp, trên 100 nghìn lao động, tỷ trọng trong đầu tư xã hội giảm, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 3,8%/năm.

    1.2· Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực
    Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,3% năm 2007 và tăng trở lại 22,1% năm 2008. Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản lượng. Trong giai đoạn 2000 - 2008, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 16% lên 23% trong khi trồng trọt giảm từ 65% xuống còn 57%.

    Trong nội bộ các ngành cũng diễn ra các chuyển biến cơ cấu tích cực. Trong trồng trọt, giai đoạn 2000 - 2008 diện tích gieo trồng lúa giảm hơn 250.000 ha, trong khi diện tích các cây công nghiệp, rau màu và cây ăn quả tiếp tục mở rộng.

    Trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ ở gia đình.

    Trong thủy sản, nghề khai thác xa bờ phát triển nhanh. Đến nay, tổng số tầu thuyền có 130.963 chiếc với tổng công suất 5.400.000 CV. Trong đó tầu thuyền có công suất 90 CV trở lên có 14.500 chiếc, chiếm tỷ trọng 11%. Hoạt động khai thác đang có xu hướng chuyển dần ra xa bờ, sử dụng các phương tiện, máy móc hiện đại như máy tầm ngư, định vị nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh, từ năm 2000 đến 2008 tăng 408.100 ha. Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục đa loài, đa loại hình, đa phương thức hướng thân thiện với môi trường. Sản phẩm nuôi trồng, khai thác thủy sản ngày càng gia tăng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Trong lâm nghiệp, việc trồng rừng sản xuất được đẩy mạnh với chương trình trồng mới 5 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2008 đạt 38,7%. Nhiều nơi đã tiến hành khai thác kinh doanh tổng hợp, phát triển chế biến lâm sản. Đồ gỗ sau chế biến đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

    Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng chuyển biến tích cực. Từ một nền kinh tế thuần nông, đến năm 2007, trong khu vực nông thôn, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm khoảng 60% cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề đang phát triển nhanh ở nông thôn. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng giai đoạn 2001 đến 2006 ở mức 14,8%/năm, nâng giá trị chế biến nông, lâm sản năm 2007 lên 28% cơ cấu giá trị sản xuất và 14% giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp.

    1.3· Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
    Sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước. Mức tiêu dùng lương thực giảm xuống (tiêu dùng gạo giảm từ 12 kg/người/tháng năm 2002 xuống 11,4 kg/người/tháng năm 2006; tương tự, tiêu dùng các loại lương thực khác cũng giảm từ 1,4 kg/người/tháng năm 2002 xuống 1,0 kg/người/tháng năm 2006). Ngược lại, tiêu dùng thực phẩm tăng lên (tiêu dùng thịt các loại tăng từ 1,3 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006, tiêu dùng tôm, cá tăng mạnh từ 1,1 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006 .). [1]0 năm qua, vượt qua biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, sản xuất lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển, nhờ đó bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008, Việt Nam đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu trung bình hơn 4 triệu tấn gạo/năm. So với các nước trong vùng, giá nông sản, nhất là giá lương thực, thực phẩm ở Việt Nam ở mức tương đối thấp đã giữ giá ngày công lao động thực ở mức khá thấp, hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần thiết thực cho công tác xóa đói giảm nghèo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...