Chuyên Đề Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề ngân hàng năm 2013
    Đề tài: Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam
    Định dạng file word



    MỤC LỤC
    PHẦN GIỚI THIỆU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
    2.1. Mục tiêu chung. 1
    2.2. Mục tiêu cụ thể. 2
    3. Phương pháp nghiên cứu. 2
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu. 2
    3.2. Phương pháp xử lý số liệu. 2
    4. Phạm vi nghiên cứu. 2
    4.1. Phạm vi không gian. 2
    4.2. Phạm vi thời gian. 2
    PHẦN NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG 1. 3
    THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NỢ XẤU 3
    CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM . 3
    GIAI ĐOẠN 2010-2012. 3
    1.1. Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2010-2011. 4
    1.2. Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2011-2012. 5
    1.3. Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực cho vay và đối tượng vay. 8
    1.3.1. Tỷ lệ nợ xấu đối với tín dụng bất động sản và cho vay phi sản xuất 8
    1.3.2. Tỷ lệ nợ xấu đối với những khoản vay đầu tư chứng khoán. 9
    1.3.3. Tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhà nước. 10
    1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012. 11
    1.4.1. Các nhân tố chủ quan. 11
    1.4.2. Các nhân tố khách quan. 12
    1.5. Tác động của việc gia tăng nợ xấu đối với ngân hàng và nền kinh tế. 13
    1.5.1 Những ảnh hưởng của việc gia tăng nợ xấu đến bản thân các ngân hàng. 13
    1.5.2. Những ảnh hưởng của việc gia tăng nợ xấu đến nền kinh tế. 13
    CHƯƠNG 2. 15
    GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH HÌNH NỢ XẤU 15
    ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 15
    2.1. Giải pháp đối với bản thân các ngân hàng. 15
    2.1.1. Nâng cao chất lượng tín dụng. 15
    2.1.2. Tuân thủ đầy đủ các quy định và điều kiện cấp tín dụng đối với các doanh nghiêp nhà nước 15
    2.2. Giải pháp đối với nhà nước. 15
    PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 17
    1. Kết luận. 17
    2. Kiến nghị 17
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
    DANH MỤC HÌNH 19
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 20



    PHẦN GIỚI THIỆU
    1. Lý do chọn đề tàiHoạt động tín dụng luôn là hoạt động then chốt của các ngân hàng thương mại (NHTM), do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Việc gia nhập WTO đã đặt các NHTM Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Khi ấy các NHTM nước ngoài cũng tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam, do đó tính cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên quyết liệt. Trong khi đó các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu kém không chỉ về vốn mà còn ở năng lực chuyên môn, đặc biệt là trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến con số nợ xấu, một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ở ngân hàng. Hiện nay nợ xấu đang là một trong những lo ngại hàng đầu của các các NHTM trong nước. Tính đến cuối quý 1 năm 2012, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với con số nợ xấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo các báo cáo tài chính quý 1/2012 của các ngân hàng như Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân Hàng TMCP Công Thương (Vietinbank), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), dư nợ cho vay thì sụt giảm trong khi nợ xấu thì tăng nhanh. Hiện tượng này xảy ra ở cả các NHTM quốc doanh lẫn khối NHTM cổ phần tư nhân, ở cả các ngân hàng lớn cũng như những ngân hàng nhỏ. Trong khi đó những ngân hàng kể trên từng được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng quản trị tốt, được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% và được Ngân Hàng Nhà Nước xếp nhóm 1 về tăng trưởng tín dụng. Nếu vậy thì đối với các ngân hàng được xếp vào các nhóm thấp hơn về tăng trưởng tín dụng thì tình hình nợ xấu sẽ đi đến đâu? Các con số về chỉ tiêu nợ xấu ở các ngân hàng thay đổi như thế nào qua các năm? Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của các ngân hàng ? Những nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên? Giải pháp hạ thấp tỷ lệ nợ xấu là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được làm rõ qua chuyên đề mang tên : “ Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu2.1. Mục tiêu chungĐánh giá và phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2012 nhằm tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục.
    2.2. Mục tiêu cụ thểMục tiêu 1: Phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010- 2012.
    Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Viêt Nam giai đoạn 2010- 2012. Từ đó rút ra được những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của thực trạng nợ xấu.
    Mục tiêu 3: Dựa vào những tồn tại gặp phải, đề ra định hướng khắc phục và các giải pháp nhằm làm giảm tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thưong mại trong thời gian tới.
    3. Phương pháp nghiên cứu3.1. Phương pháp thu thập số liệuCác số liệu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các website của Ngân hàng, qua các bài báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    3.2. Phương pháp xử lý số liệuSử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp suy luận, phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối để phân tích số liệu cần nghiên cứu.
    Phân tích số liệu dựa trên lý thuyết, sử dụng phương pháp mô tả để giải thích, nhận xét và đánh giá các vấn đề liên quan đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
    4. Phạm vi nghiên cứu4.1. Phạm vi không gianĐề tài được thực hiện ở Việt Nam.
    4.2. Phạm vi thời gianSố liệu được thu thập từ 2010-2012.
    Thời gian thực hiện đề tài 17/05/2013 đến 6/2013.



    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NỢ XẤU
    CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
    GIAI ĐOẠN 2010-2012
    Nợ xấu ở các ngân hàng là khoảng nợ mà ngân hàng cho khách hàng vay, nhưng ngân hàng lại không thể thu hồi được do khách hàng làm ăn thua lổ hay phá sản. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN được ban hành ngày 22/4/2005, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đến ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02. Thông tư này đã sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493. Cụ thể là các khoản nợ được xếp vào loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 và một phần nợ nhóm 1. Thông tư 02 sẽ được áp dụng từ ngày 1/6/2013. Nhưng vào ngày 27/5/2013 thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-NHNN sửa đổi một số điều trong Thông tư 02. Theo đó, ngày áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN sẽ được gia hạn thêm 1 năm và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2014. Vì vậy chuyên đề này được nghiên cứu dựa trên Quyết định 493.
    Các nhóm nợ thuộc khoản nợ xấu:
    · Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
    · Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất cao
    · Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là không có khả năng thu hồi, nguy cơ mất vốn


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Huỳnh Thị Đan Xuân (2010). Tập bài giảng môn Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế.
    2. Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ ngân hàng.
    3. Nguyễn Hiền (25/01/2013), “Nợ xấu của ngân hàng nào cao nhất?”, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/no-xau-cua-ngan-hang-nao-cao-nhat-689268.htm
    4. Thu Thủy (25/1/2013), “Nợ xấu của 4 “ông lớn” ngân hàng là hơn 46.600 tỷ đồng”, http://vneconomy.vn/20130124092531288P0C6/no-xau-cua-4-ong-lon-ngan-hang-la-hon-46600-ty-dong.htm
    5. Phương Mai (30/10/2011), “Mổ xẻ nợ xấu của 8 NHTM niêm yết”, http://s.cafef.vn/CTG-70023/mo-xe-no-xau-cua-8-nhtm-niem-yet.chn
    6. Minh Đức (09/11/2012), “Hơn 400.000 tỷ đồng cho vay phi sản xuất”, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/hon-400000-ty-dong-cho-vay-phi-san-xuat-20121109080228625ca34.chn
    7. An Hạ (24/12/2010), “Dư nợ cho vay bất động sản đạt khoảng 228.000 tỷ đồng”, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/du-no-cho-vay-bat-dong-san-dat-khoang-228000-ty-dong-446242.htm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...