Chuyên Đề Đánh giá thực trạng nhiễm HPV (human papilloma virus) ở cổ tử cung phụ nữ người kinh tại tỉnh KonTum

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1. Tính cấp thiết. 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa. 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học. 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
    1.1. Khái niệm ung thư cổ tử cung. 4
    1.1.1. Cấu tạo của cổ tử cung. 4
    1.1.2. Tác nhân gây ung thư cổ tử cung. 5
    1.1.3. Sự hình thành ung thư xâm lấn cổ tử cung do nhiễm HPV 6
    1.1.4. Cơ chế sinh học phân tử gây ung thư cổ tử cung. 6
    1.2. Đặc điểm sinh học của HPV (Human Papilloma Virus). 7
    1.2.1. Cấu tạo của HPV 7
    1.2.2. Các tuýp của HPV 8
    1.2.3. Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của HPV 9
    1.2.4. Khả năng đáp ứng miễn dịch khi nhiễm HPV 9
    1.3. Tình hình nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV trên thế giới và tại Việt Nam 10
    1.3.1. Trên thế giới 10
    1.3.2. Ở Việt Nam 10
    1.4. Các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung. 11
    1.5. Kỹ thuật real – time PCR. 12
    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    2.1. Nội dung nghiên cứu. 13
    2.2. Đối tượng nghiên cứu. 13
    2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 13
    2.3.1. Địa điểm nghiên cứu. 13
    2.3.2. Thời gian nghiên cứu. 13
    2.4. Phương pháp nghiên cứu. 13
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu. 13
    2.4.2. Mẫu nghiên cứu. 13
    2.4.3. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm HPV trong nghiên cứu. 14
    2.4.4. Phương pháp khảo sát một số vấn đề liên quan đến phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. 15
    2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu. 17
    2.4.6. Biện pháp hạn chế sai lệch thông tin. 18
    2.4.7. Kỹ thuật xét nghiệm chuẩn đoán HPV trong nghiên cứu. 18
    2.5. Kỹ thuật Real – time PCR 18
    2.6. Xử lý và phân tích số liệu. 20
    2.7. Một số hạn chế của đề tài 21
    2.8. Y đức trong nghiên cứu. 21
    PHỤ LỤC 1. 22
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 26



    [h=1]ĐẶT VẤN ĐỀ[/h]1. Tính cấp thiết
    Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ ở tuổi 35 trở lên. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do UTCCT, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới UTCCT được chuẩn đoán, chiếm 8,8% các trường hợp UTCCT ở phụ nữ và khoảng 275.008 phụ nữ (51,9%) chết vì UTCCT. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 người phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh UTCCT và 11 trường hợp tử vong, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do UTCCT. Một số lý do dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh UTCTC cao bao gồm số phụ nữ tham gia khám phụ khoa định kỳ để được tầm soát ung thư còn thấp, các chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh UTCCT ở phụ nữ còn hạn chế do thiếu chương trình tuyên truyền giáo dục.
    UTCTC có thể xảy ra với bất kì người phụ nữ nào và đặc biệt bệnh thường gặp ở người phụ nữ ở 35 – 40 tuổi trở đi. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình và hơn thế nữa, ở độ tuổi này người phụ nữ đồng thời đã tạo dựng sự nghiệp cho mình.
    HPV (Human Papilloma Virus) được xác định là nguyên nhân cần thiết gây UTCTC. Hiện nay có hơn 100 tuýp HPV được biết đến nhưng chỉ có 16 tuýp được xếp vào dạng có nguy cơ cao gây UTCTC, trong đó tuýp HPV16 và HPV18 gây nguy hiểm nhất. Tiếp theo là tuýp HPV45 gây ra hơn 70% trường hợp UTCTC. Các tuýp còn lại chỉ có khả năng gây các tổn thương vùng sinh dục lành tính hoặc gây muộn cóc ở tay chân.
    Ở các vùng địa lý khác nhau thì tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ và sự phân bố các nhóm nguy cơ khác nhau là khác nhau. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển UTCTC như: phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người; dùng thuốc tránh thai kéo dài; sinh đẻ nhiều (từ 4 lần trở lên); hút thuốc lá; tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus týp 2 (HSV2) .
    UTCTC không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 – 15 năm. Đặc biệt giai đoạn tiền ung thư gần như không có triệu chứng gì, do đó người dân không thể nhận biết bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Đây là nỗi lo của người phụ nữ khi bắt đầu quan hệ tình dục. Làm thế nào để phòng ngừa và phát hiện sớm UTCTC luôn là câu hỏi lớn cần được trả lời.
    Tỉnh Kon Tum là Tỉnh có dân số trẻ. Đến năm 2009, dân số toàn Tỉnh là 432.865 người, có 24 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 53% dân số, có 6 dân tộc ít người sống lâu đời bao gồm: Xơ Đăng; Bana; Giẻ - TRiêng, Gia Rai; Brâu và Rơ Măm. Có khoảng 234.114 dân số trong độ tuổi lao động làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó có khoảng 162.470 người lao động trong các ngành nông - lâm – thủy sản. Đời sống người dân ổn định nhưng vẫn còn nhiều người nghèo, trình độ dân trí chưa cao, vẫn còn một số phong tục tập quấn lạc hậu nên kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, viêm nhiễm đường sinh dục nữ còn rất hạn chế. Do đó việc phát hiện nhiễm HPV, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại địa bàn Tỉnh Kon Tum là việc đáng quan tâm.
    Thực tế 95% bệnh ung thư cổ tử cung là do các tuýp HPV nguy cơ gây nên, có nghĩa là phương pháp phát hiện tin cậy có liên quan đáng kể đến chuẩn đoán và tiên lượng. Các phương pháp thông thường nhất hiện nay để phát hiện vi rút đều sử dụng kỹ thuật PCR. Tuy nhiên kỹ thuật PCR chỉ mang tính định tính chú không mang tính định lượng trong khi kỹ thuật Real – time PCR có thể vừa định tính vừa định lượng cho phép xác định mức độ nhiễm vi rút.
    Trên cơ sở đó tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng nhiễm HPV (Human Papilloma Virus) ở cổ tử cung phụ nữ người Kinh tại Tỉnh Kon Tum năm 2014 bằng kỹ thuật Real-time PCR”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    1. Xác định tỷ lệ nhiễm HPV, nhiễm các tuýp HPV nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ người Kinh tại Tỉnh Kon Tum năm 2014 bằng kỹ thuật Real-time PCR
    2. Đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
    3. Ý nghĩa
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Bằng kỹ thuật Real-time PCR, đề tài xác định tỷ nhiễm HPV, tỷ lệ nhiễm các tuýp có nguy cơ cao, mức độ nhiễm HPV ở tế bào cổ cung phụ nữ người Kinh tại Tỉnh Kon Tum năm 214. Ngoài ra đề tài còn đề xuất các vấn đề liên quan đến việc phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào công tác tư vấn bảo vệ sưc khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ người Kinh tại Tỉnh Kon Tum trong việc hiểu biết, nhận thức về bệnh và các biện pháp đề phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...