Đánh giá thực trạng hoạt động và sử dụng website Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Kim Phượng
    Đơn vị công tác: Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
    Thư điện tử: [email protected]; Điện thoại: 04 39423969
    Thành viên: ThS. Đinh Tiến Dũng; CN. Lương Đình Hải.
    Thời gian thực hiện: Từ 04/2009 đến 04/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Khảo sát tình hình hoạt động và sử dụng website Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (www.niesac.edu.vn), từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của website này nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng và công tác nghiên cứu giáo dục.

    Nội dung nghiên cứu

    - Xác định vấn đề nghiên cứu và các yếu tố liên quan: Một số khái niệm cơ bản: Website dưới góc độ tin học; website dưới góc độ của nhà quản lý; Quy trình xây dựng website; Người sử dụng website; Các tiêu chuẩn đánh giá website

    - Hiện trạng hoạt động của website Viện KHGD VN được mô tả ở các khía cạnh: mức độ truy cập, hình thức của website, nội dung đăng tải, những khó khăn khi sử dụng website;

    - Bốn biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động và sử dụng website Viện KHGDVN.

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp khảo sát, phương pháp chuyên gia.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài đã trình bày các khái niệm then chốt liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Website dưới góc độ tin học và dưới góc độ những nhà quản lý; Quy trình xây dựng website; Người sử dụng website.

    Trang thông tin điện tử (website) là nơi cung cấp, trao đổi thông tin công khai trên mạng Internet. Website có thể bao gồm nhiều trang thông tin (trang web), trong đó có Trang đầu hay Trang nhất (Home page) là trang hiển thị ra đầu tiên khi mở website. Thông tin trên các trang web được truyền tải bằng kỹ thuật đa phương tiện: văn bản, âm thanh, tiếng nói, đồ hoạ, biểu đồ, hình ảnh, video và truyền hình trực tiếp. Có thể truy cập đến thông tin của các trang web khác nhờ các mối siêu kết nối.

    Dưới góc độ quản lý, cần phải hiểu rõ bản chất của các loại hình website: đó là khái niệm về báo điện tử và trang thông tin điện tử của một cơ quan, đơn vị nào đó để có thể hoạt động cho phù hợp. Đôi khi, những trang web thông thường không thể đòi hỏi như một tờ báo điện tử, hay một trang thông tin điện tử tổng hợp được.

    Trang thông tin điện tử Báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

    Không trích dẫn thông tin Trích dẫn lại thông tin từ nguồn tin chính thức

    Không cần cấp giấy phép hoạt động (tuy nhiên vẫn phải tuân thủ quy định của nhà nước) Phải có giấy phép đăng ký hoạt động

    Những thông tin của đơn vị: giới thiệu về tổ chức, các thông tin liên lạc, các sản phẩm Có thể là các thông tin khác thu thập từ nhiều nguồn khác nhau

    Đề tài cũng trình bày về quy trình xây dựng website, khái niệm người sử dụng website và các tiêu chuẩn đánh giá website.

    2/ Về thực tiễn

    Đề tài trình bày quá trình xây dựng websit Việt Nam từ tháng 01/2005 đến nay.

    Đề tài tiến hành khảo sát trên mẫu 100 phiếu trả lời từ 09 trung tâm nghiên cứu và 03 phòng chức năng. Trong đó có 06 lãnh đạo trung tâm, 12 trưởng phòng và phó trưởng phòng trung tâm nghiên cứu, 30 cán bộ nghiên cứu, 02 chuyên viên.

    Khi thống kê theo học hàm, học vị, một nửa số người trả lời đã là thạc sỹ (tương ứng với 40 cán bộ), ngoài ra có 10 tiến sỹ, 3 phó giáo sư, 11 cử nhân. Như vậy, mẫu thu thập đã bao quát được phần lớn các trung tâm nghiên cứu, các phòng chức năng; với các vị trí khác nhau, từ lãnh đạo trung tâm đến các cán bộ nghiên cứu, cán bộ phục vụ nghiên cứu; với các học hàm, học vị khác nhau, từ PGS, TS đến ThS, CN.

    Nội dung khảo sát bao gồm: 1/ Mức độ truy cập và sử dụng website của Viện KHGD VN; 2/ Những khó khăn trong việc truy cập và sử dụng website; 3/ Đánh giá về nội dung, thông tin đăng tải trên website; 4/ Đánh giá về hình thức của wesite.

    Kết quả khảo sát cho thấy: 1/ Số cán bộ của Viện truy cập trang web hàng ngày không cao, và sử dụng trang web để theo dõi các hoạt động chung của Viện, các hoạt động NCKH của Viện, và tìm kiếm thông tin liên quan đến chuyên môn nghiên cứu, song tỷ lệ cán bộ tra cứu trên 03 cơ sở dữ liệu trực tuyến còn thấp; 2/ Các mảng thông tin giáo dục trong nước và mảng thông tin hoạt động chung, hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện được đăng tải khá đầy đủ và thường xuyên được cập nhật. Các mảng thông tin được đăng tải phù hợp với các hoạt động, các lĩnh vực nghiên cứu của Viện; Cần có ban biên tập trang web để kiểm soát thông tin được đăng tải, đồng thời xây dựng các mảng thông tin còn thiếu(đặc biệt là diễn đàn để chia sẻ, trao đổi thông tin) và bổ sung thông tin cho các mảng hoạt động chưa tốt (mảng thông tin giáo dục nước ngoài, mảng thông tin khoa học giáo dục trong và ngoài nước); 4/ Hình thức của trang web phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện. Song có thể làm cho giao diện trang web đẹp hơn bằng cách sử dụng nhiều hình ảnh, hình ảnh động, các đường nét và mầu sắc mềm mại và bắt mắt hơn; 5/ Những khó khăn trong việc truy cập và sử dụng trang web bắt nguồn từ hệ thống máy tính không còn đáp ứng với nhu cầu của công việc, từ khả năng tiếp cận với kỹ thuật của cán bộ Viện, từ việc các mảng thông tin được đăng tải còn chưa đa dạng và phong phú. Còn đối với việc tra cứu, lưu trữ tài liệu của các cơ sở dữ liệu trực tuyến thì khó khăn bắt nguồn từ chính sách của nhà cung cấp.

    Căn cứ vào kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động và sử dụng website Viện KHGD Việt Nam: 1/ Viện tạo điều kiện về cơ chế, những quy định cụ thể tạo điều kiện cho cán bộ trung tâm Thông tin - Thư viện có điều kiện thu thập thông tin về các hoạt động của Viện, của các trung tâm thuộc viện; 2/ Phát triển các cơ sở dữ liệu điện tử tại thư viện Viện KHGDVN. Sau khi thực hiện dự án “hoàn thiện website Viện Khoa học giáo dục Việt Nam” vào tháng 09/2010, Phần THƯ VIỆN đã được tích hợp vào website của Viện và được thể hiện ngay trên trang chủ (Phần này bao gồm 3 phần: a/ Giới thiệu sách mới (Thư viện sẽ giới thiệu thư mục sách mới được nhập về thư viện hàng tháng); b/ Phần mềm thư viện điện tử Libol6.0, giúp cho bạn đọc tra cứu tài liệu trên thư viện của Viện KHGD VN thông qua website. Phần quan trọng của thư viện điện tử là kho tài nguyên số, hiện nay mới có một số trường như tên tài liệu, tác giả, thời gian, tóm tắt. Chúng tôi đề xuất triển khai CSDL TOÀN VĂN. Với CSDL này, chúng ta hoàn toàn có thể triển khai dịch vụ cấp account và password cho bạn đọc trong một khoảng thời gian nhất định với lợi ích có thể khai thác tài liệu dưới dạng toàn văn của thư viện; c/ Cơ sở dữ liệu trực tuyến); 3/ Website của Viện KHGD VN nên có đường link giới thiệu một số cơ sở dữ liệu giáo dục quốc tế. Thay thế cho 3 CSDL tiếng Anh đã hết hạn sử dụng (ProQuest, Wilson, Ebrary), có thể tham khảo 11 cơ sở dữ liệu giáo dục quốc tế miễn phí. Cụ thể như sau:

    Trung tâm thông tin nguồn lực giáo dục
    http://www.eric.ed.gov/ERICWebPortal/resources/html/collection/about_collection.html

    Dịch vụ thông tin của Ủy ban OECD

    http://www.oecd.org/document/19/0,3343,en_2649_201185_1914579_1_1_1_1,00.html

    Cơ sở dữ liệu Giáo dục toàn cầu (GED)
    http://ged.eads.usaidallnet.gov/

    Cơ sở dữ liệu Thống kê Giáo dục của UNESCO
    http://www.uis.unesco.org/pagesen/ed.htm

    Cơ sở dữ liệu Nghiên cứu giáo dục quốc tế
    http://research.ibo.org/pls/apex/f?p=107:1:405677219066098

    Cơ sở dữ liệu chuẩn Giáo dục
    http://www.ansi.org/education_trainings/stand_edu_database.aspx?menuid=9

    Cơ sở dữ liệu trực tuyến Giáo dục đại học thế giới
    http://www.whed-online.com/

    Cơ sở dữ liệu Giáo dục toán học MathEduc
    http://www.zentralblatt-math.org/matheduc/

    Cơ sở dữ liệu Clearinghouse Giáo dục từ xa
    http://www.uwex.edu/disted/conf/index.cfm

    Cơ sở dữ liệu Giáo dục Tài chính châu Âu (EDFE)
    http://ec.europa.eu/internal_market/fesis/index.cfm

    Cơ sở dữ liệu Nghiên Cứu Giáo Dục (ERT)
    http://www.acer.edu.au/library/theses

    Với những thông tin như hội thảo, hội nghị do Viện chủ trì, Trung tâm Thông tin - Thư viện nên thu thập các thông tin về kỷ yếu và lưu trữ tại thư viện để phục vụ bạn đọc thông qua website. Ví dụ: dưới bài viết về Hội thảo khoa học, chúng ta có thể ghi thêm phần ghi chú: Kỷ yếu của Hội thảo được lưu tại Thư viện Viện Khoa học Giáo dục, địa chỉ 106 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Như vậy, bạn đọc nào quan tâm đến nội dung các báo cáo trong hội thảo, hội nghị khoa học có thể tìm được tài liệu tại Thư viện.

    3/ Một số khuyến nghị

    Với điều kiện về phương tiện và công nghệ hiện nay thì việc thiết lập một trang web là một việc làm khá dễ dàng, tuy nhiên việc duy trì và phát triển website đòi hỏi phải có cơ chế chính sách và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ. Để có được nội dung thông tin phong phú cho website của mình, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Chính sách, cơ chế thu thập, phổ biến thông tin của đơn vị; Cách thức tổ chức thu thập thông tin; Cấu trúc của website; Kinh phí cho việc duy trì website, cho nhuận bút viết bài,

    Đối với Viện KHGDVN: 1/ Nhanh chóng phê duyệt quy chế Quản lý hoạt động thông tin của Viện, sau đó quyết định thành lập Ban biên tập trang thông tin điện tử, tạo điều kiện về cơ chế cho việc cập nhật nội dung; 2/ Tạo điều kiện ở mức tối đa tạo nguồn thông tin cho trang thông tin điện tử, như: cho phép cán bộ thông tin tham dự các hội nghị, hội thảo . của Viện và các trung tâm tổ chức; khuyến khích các cán bộ trong viện viết bài cho trang tin điện tử.

    Đối với trung tâm thông tin - thư viện: 1/ Cần chủ động, linh hoạt hơn nữa trong việc thu thập thông tin cho trang tin điện tử; 2/ Tích cực phổ biến những công cụ mới của trang tin điện tử của Viện, đặc biệt nhấn mạnh các tính năng nổi trội thư viện điện tử tới người sử dụng website, đặc biệt là cán bộ Viện KHGDVN.

    TỪ KHÓA: 1/Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; 3/Website Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...