Luận Văn Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
    Xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tăng đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thương mại toàn cầu, bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Để hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu.
    Những năm qua, nhà nước Việt Nam đã chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống chính sách tín dụng xuất khẩu nhằm hổ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Từ năm 2001, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, Chính phủ còn tập trung các hoạt động tín dụng theo chính sách khuyến khích xuất khẩu vào kênh duy nhất là Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là ngân hàng phát triển Việt Nam) thực hiện mục tiêu phát triển theo chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ để khuyến khích mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.
    Sau một thời gian hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển bộc lộ một số hạn chế, đồng thời Việt Nam đã gia nhập WTO. Để thực hiện cam kết gia nhập WTO, ngày 19/05/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển, nhằm khắc phục những hạn chế của Quỹ hỗ trợ phát triển.
    Vì vậy, em chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” nhằm nghiên cứu, đánh giá hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung:
    Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. Từ đó, tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng xuất khẩu và nguyên nhân của nó để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các khoảng cho vay ngắn hạn để hỗ trợ xuất khẩu.
    - Đánh giá hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam từ đó tìm ra những hạn chế còn tồn tại của hoạt động tín dụng xuất khẩu và nguyên nhân của nó.
    - Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động tín dụng xuất khẩu.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
    Thu thập số liệu từ website của Ngân hàng phát triển Việt Nam, trên các báo, tạp chí kinh tế.
    3.2. Phương pháp xử lý số liệu:
    Sử dụng các kiến thức đã học như thống kê, so sánh và nhận định của cá nhân để phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển Việt Nam từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Phạm vi không gian:
    Tìm hiểu tình hình hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
    4.2. Phạm vi thời gian:
    Số liệu được thu thập được chia thành 2 giai đoạn là trước khi gia nhập WTO từ 2001 – 2006, và sau khi gia nhập WTO từ 2007 - 2009
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...