Báo Cáo Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​

    Công cuộc đổi mới ở Việt Nam 15 năm qua đã đạt được nhữnh tiến bộ : Từ giai đoạn khủng hoảng KT-XH ;sản xuất đình đốn,lạm phát tăng vọt,đất nước bị bao vây cấm vận .Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua gian khó,kiên cường thực hiện công cuộc đổi mới và đã giành được những thành tựu hết sức quan trọng trên lĩnh vực KT,Chính trị,xã hội,đối nội và đối ngoại . Trên lĩnh vực kinh tế,tình trạng đình đốn trong sản xuất,rối ren trong lưu thông đã được khắc phục, kinh tế tăng trưởng nhanh,nhịp độ GDP hằng năm thời kỳ 1991-1995 đạt 8,2%,thời kỳ 1996-1999đạt 9%và năm 2000 đạt 6,7% .Lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 hiện nay đã xuống chỉ còn 1 con số.Tại đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX,Đảng ta đánh giá:“Nhìn tổng quát,công cuộc đổi mới 15 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng .”
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Ngân hàng Việt Nam đã từng bước vươn lên, có những đóng góp hết sức quan trọng vào thành tựu trên,đặc biệt là từ hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại .Bước đầu xây dựng được một hệ thống các cơ chế, quy chế điều hành thích ứng với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước .Toàn ngành đã góp phần đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.
    T uy nhiên,bên cạnh những thành tựu đã đạt được,hệ thống ngân hàng Việt Nam còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, tồn tại,cần tập trung giải quyết,trong đó tồn tại lớn nhất là chất lượng tín dụng còn thấp,nợ quá hạn còn ở mức cao,tỷ lệ nợ quá hạn toàn ngành Ngân hàng năm 1999 đã lên tới 13,7% trong đó nợ khó đòi là 4,93%,một số khoản nợ quá hạn tồn đọng có khả năng gây ra tổn thất và tác hại to lớn thậm chí có thể gây ra hậu quả khôn lường không chỉ cho hệ thống Ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
    Xuất phát từ thực trạng trên,để phục vụ có hiệu quả đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước,thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước và hội nhập khu vực quốc tế,vấn đề tiếp tục đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam hiện nay đã trở thành một yêu cầu cấp bách .Nghị quyết đại hội IX của Đảng ta dẫ chỉ rõ : “Điều chỉnh chính sách tiền tệ và hoạt động Ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường,góp phần ổn định sức mua của đồng VND,kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất,huy động và cho vay vốn có hiệu quả .”
    Việc đổi mới hoạt động Ngân hàng được xác định phải thực hiện toàn diện và sâu sắc,nhưng trước hết,phải tập trung nâng cao được chất lượng hoạt động tín dụng,đặc biệt là phải tập trung giải quyết,giảm thấp tình trạng nợ quá hạn,nợ khó đòi và lành mạnh tài chính của các Ngân hàng Thương mại .Đây là một trong những vấn đề bức xúc,gay cấn,phức tạp và không thể giải quyết một sớm một chiều,đòi hỏi các Ngân hàng Thương mại phải xây dựng được một hệ thống các chính sách,giải pháp đầy đủ,đồng bộ và có hiệu quả .
    Với mong muốn và hi vọng được góp phần giải quyết vấn đề nan giải trên, trải qua quá trình học tập môn Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng em mạnh dạn nghiên cứu và hoàn thành bài tập của mình với đề tài:“Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay”.
    Do hạn chế về phạm vi nghiên cứu,đề tài này chỉ giới hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam,về kết cấu,đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương :
    Chương 1:Lý luận chung về Ngân hàng Thương mại.
    Chương 2:Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 1999-2001.
    Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...