Luận Văn Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trường Đại học Tiền Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 29/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của mỗi tổ chức trong thời điểm phát triển hiện nay. Vì vậy, các tổ chức không ngừng đầu tư cho công tác tuyển dụng với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao. Vì vậy vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực nội bộ là rất cần thiết đối với các tổ chức hiện nay.
    Để nắm nhận biết rõ hơn về nguồn nhân lực là gì?, Vai trò và sự cần thiết của công tác đào tạo nguồn nhân lực,cũng như quy trình đào tạo nguồn nhân lực và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực chúng tôi chọn thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trường Đại học Tiền Giang”
    Trường đại học Tiền Giang mới được thành lập chưa lâu nên nguồn nhân lực của trường còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cho yêu cầu hoạt động. Nhìn nhận được vấn đề trên nên chúng tôi đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trường Đại học Tiền Giang” để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của trường đại học Tiền Giang, cũng như các các vấn đề nguồn nhân lực hiện tại mà nhà trường đang mắc phải. Từ đó, đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề và phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực của trường đại học tiền giang.
    2. Mục tiêu của đề tài:
    Với đề tài “Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trường Đại học Tiền
    Giang” nêu lên được: Vai trò và sự cần thiết của công tác đào tạo nguồn nhân lực,cũng như quy trình đào tạo nguồn nhân lực và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, chúng tôi muốn nắm bắt được về nguồn nhân lực hiện tại của trường đại học Tiền Giang, cũng như hướng phát triển hiện tại của trường cùng với các vấn đề đặt ra mà nhà trường đang mắc phải nhằm góp phần đưa ra các giải pháp thực hiện đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
    A. NỘI DUNG
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
    1. Khái niệm, mục đích, vai trò và sự cần thiết của đào tạo nguồn nhân lực
    1.1. Khái niệm: “Đào tạo là quá trình cung cấp các kỹ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể”.
    Hiểu theo cách khác: “Đào tạo là những cố gắng của tổ chức được đưa ra nhằm thay đổi hành vi và thái độ của nhân viên để đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả của công việc”.
    Đào tạo còn thể hiện như sau:
    Một nỗ lực của tổ chức để thúc đẩy việc học tập về những kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi liên quan đến công việc.
    - Giúp tổ chức hoạt động với hiệu suất cao hơn.
    - Nhằm nâng cao năng suất của người lao động
    - Được sử dụng để làm phù hợp với những thay đổi trong tổ chức.
    Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của nhân viên và yêu cầu của công việc.
    1.2. Nguồn nhân lực
    Có thể nói, khái niệm nguồn nhân lực hiện nay không còn xa lạ với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này hầu như chưa thống nhất. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau về nguồn nhân lực:
    - Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì. Theo ý kiến này, nói đến nguồn nhân lực là nói đến sức óc, sức bắp thịt, sức thần kinh và nhìn nhận các khả năng này ở trạng thái tĩnh.
    - Có ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Khác với quan niệm trên, ở đây đã xem xét vấn đề ở trạng thái động.
    - Lại có quan niệm, khi đề cập đến vấn đề này chỉ nhấn mạnh đến khía cạnhtrình độ chuyên môn và kỹ năng của nguồn nhân lực, ít đề cập một cách đầy đủ và rõ ràng đến những đặc trưng khác như thể lực, yếu tố tâm lý – tinh thần, .
    - Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, nguồn nhân lực cần phải hiểu là tổng thể cáctiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó.
    Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết & cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định.
    1.3. Đào tạo nguồn nhân lực
    Đào tạo nguồn nhân lực là một loại hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con người.
    - Là quá trình học tập để chuẩn bị con người cho tương lai, để họ có thể chuyển tới công việc mới trong thời gian thích hợp.
    - Là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá nhân một công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức. Theo quan niệm này, khi nói đến đào tạo nguồn nhân lực là nói đến việc trang bị cho người lao động: kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên nghiệp, kiến thức quản lý . Từ đó cho thấy,
    - Đào tạo: Là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập để làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. Đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và sự phát triển chức năng của con người. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ được thực hiện bên trong một tổ chức, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác được thực hiện từ bên ngoài, như: học việc, học nghề và hành nghề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...