Luận Văn Đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN GIỚI THIỆU

    I. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
    Đạo đức đã được con người nghiên cứu từ rất lâu. Nó gắn liền với cuộc sống,
    nó có mặt trong tất cả các hoạt động của con người. các vấn đề về đạo đức không
    được qui đinh rõ trong một bộ luật nào nhưng con người xem nó như những
    chuẩn mực chung, những qui tắc xử sự chung của toàn xã hội. Bắt đầu từ khi
    xuất hiện sự trao đổi hàng hóa, thì mối quan hệ giữa con người trở nên phức tạp
    hơn. Đạo đức xã hội nói chung không đủ để giải thích những hiện tượng phức tạp
    nảy sinh trong những mối quan hệ mới này, và cần có thêm những qui tắc ứng xử
    mới phù hợp để hướng dẫn hành vi con người trong mối quan hệ mới, khi đó một
    ngành khoa học mới xuất hiên đó là đạo đức kinh doanh. Vậy đạo đức kinh
    doanh cũng đã xuất hiên từ rất lâu nhưng nó chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm
    túc, và phát triển thành một ngành khoa học vào nửa sau thế kỷ XX. Đạo đức
    kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,
    đánh giá và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh. Các chuẩn mực về đạo
    đức kinh doanh đặt ra để điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp
    luật và theo những chuẩn mực đạo đức xã hội vốn có từ rất lâu của con người.
    Ngày nay đạo đức kinh doanh rất được nhiều người quan tâm, khi trên thị trường
    số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh ngày một tăng. Rất nhiều các doanh
    nghiệp vì lợi nhuận mà đã có những hành vi phi đạo đức trong kinh doanh tiêu
    biểu cho vi phạm đạo đức trong kinh doanh đó là công ty Vedan, với mục đích
    đạt đượclợi nhuận tối cao nên công ty này đã xả chất thải lên tới 1.560 m
    /ngày
    gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải và ảnh hưởng trực
    tiếp đến đời sống kinh tế của người dân trong khu vực nơi đây. Chính vì vậy em
    đã chon đề tài: “ Đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp
    tại Việt Nam” để nhằm phác họa lên bức tranh đạo đức kinh doanh của các doanh
    nghiệp hiện nay, qua đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao cũng
    như hạn chế những hành động thiếu đạo đức của các doanh nghiệp đang và sắp
    diễn ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...