Thạc Sĩ đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bò là một loại gia súc có nhiều ưu thế, được nuôi ở hầu hết các vùng địa lý, vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Là động vật nhai lại nên bò có khả năng sử dụng các loại thức ăn xanh, thức ăn thô rẻ tiền chứa nhiều xơ như: Cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô và các phế phụ phẩm nông, công nghiệp mà con người và các loại vật nuôi khác không sử dụng được để chuyển hóa thành các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị Thương mại cao như: Thịt, sữa . đồng thời còn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2006 thế giới thu được 657 triệu tấn sữa, trong đó có tới 80- 90% là sữa bò (Số liêụ của FAO tại trang web: Trang Thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam - Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại Việt Nam (VITIC), ngày 10/10/2007)[12]; Sản lượng thịt bò thế giới năm 2006 đạt 53,8 triệu tấn (số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ tại trang web: www.xttm.agroviet.gov.vn, ngày 7/5/2007)[3]. Đây là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng đối với đời sống con người.
    Chăn nuôi bò có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao do chi phí thức ăn thấp, công Lao động chủ yếu là trẻ em, người già. Bò cũng là loài gia súc chịu kham khổ tốt, dễ nuôi và ít bệnh tật. Ngoài ra chăn nuôi bò còn cung cấp khối lượng phân hữu cơ đáng kể cho trồng trọt, đồng thời cung cấp nguyên liệu (da, lông, sừng, móng .) cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. Vì lẽ đó, chăn nuôi bò cần được quan tâm Phát triển nhằm mang lại lợi ích kinh tế.
    Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi và vị trí Địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới nên quanh năm cây cỏ xanh tốt, có nhiều thuận lợi cho việc Phát triển chăn nuôi đại gia súc, hơn nữa lại có nguồn phế phụ phẩm Nông nghiệp đáng kể là điều kiện thuận lợi để Phát triển và mở rộng quy mô đàn gia súc ăn cỏ, đặc biệt là đàn bò.
    Năm 2004 tổng đàn bò của cả nước là 4,91 triệu con, năm 2005 tăng lên 5,54 triệu con, tốc độ tăng đàn là 12,85 %; Sản lượng thịt trâu bò năm 2004 là 177,24 ngàn tấn đến năm 2005 tăng lên 201,96 ngàn tấn, tốc độ Phát triển đạt 13,94% (Báo cáo của Cục Chăn nuôi, tháng 6-2006) [6].
    Bắc Kạn là một tỉnh nghèo nằm ở miền núi phía bắc có ngành công nghiệp kém phát triển, sản xuất nông Lâm nghiệp được xác định là thế mạnh kinh tế của tỉnh, trong đó chăn nuôi trâu bò được ưu tiên phát triển, với mục tiêu là: “Phấn đấu đưa đàn trâu bò của tỉnh từ 121.000 con lên 300.000 con vào năm 2010” đã được đưa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
    Thực hiện Nghị quyết của tỉnh, huyện Chợ Đồn đã có nhiều cố gắng để Phát triển đàn bò địa phương, các dự án khoa học đã được triển khai, kỹ thuật chăn nuôi bò bán thâm canh được chuyển giao tới các hộ gia đình chăn nuôi bò ở huyện. Trong đó, bò đực giống Lai Sind được đưa vào để “Sind hóa” đàn bò địa phương, các giống cỏ năng suất cao được đưa vào trồng để cung cấp thức ăn xanh tại chỗ cho bò, kỹ thuật chăn nuôi bò được tập huấn cho nông dân.
    Để cung cấp thêm các thông tin tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết các mục tiêu của dự án, củng cố bài học thành công và có các căn cứ triển khai mở rộng dự án sang các huyện thị khác trong tỉnh, thực hiện thành công chủ trương của tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện đề án Phát triển đàn bò. Chúng tôi tiến hành đề tài khoa học:
    "Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn "


    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
    - Nắm bắt được thực trạng Phát triển và tốc độ sinh trưởng của đàn bò vàng địa phương.
    - Đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê Lai Sind.
    - Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê Lai Sind.
    - Rút ra bài học thực tế khuyến cáo Phát triển chăn nuôi bò trong các địa phương khác của tỉnh.

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề. 1
    2. Mục tiêu của đề tài 3
    CHưƠNG I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Cơ sở lý luận 4
    1.1.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 4
    1.1.2. Sự di truyền các tính trạng năng suất 6
    1.1.3. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 8
    1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 12
    1.1.5. Nguồn thức ăn nuôi bò 16
    1.1.6. Cơ sở khoa học để bổ sung thức ăn tinh cho bê từ 6 đến 10 tháng tuổi 21
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 23
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 24
    1.3. Giới thiệu về bò đực giống 7/8 máu Sind 31
    1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế Xã hội huyện Chợ Đồn 32
    CHưƠNG II – NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 34
    2.2. Nội dung nghiên cứu 34
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
    2.4. Các chỉ chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 40
    2.5. Phương pháp xử lý số liệu 43
    CHưƠNG III- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng đàn bò địa phương 45
    3.1.1. Tình hình Phát triển chăn nuôi bò của các xã điều tra 45
    3.1.2. Khả năng sinh trưởng của đàn bò Chợ Đồn 50
    3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng
    đực giống F3 (7/8 máu Sind) tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê lai 58
    3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind và bê địa phương 58
    3.2.2. Sinh trưởng tích luỹ của bê Lai Sind và bê địa phương 60
    3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của bê Lai Sind và bê ĐP 65
    3.2.4. Kích thước một số chiều đo của bê Lai Sind và bê địa phương 69
    3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bổ sung
    thức ăn tinh để nuôi bê Lai Sind sau cai sữa từ 6 đến 10 tháng tuổi 71
    3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind thí nghiệm 71
    3.3.2. Sinh trưởng tích lũy của bê Lai Sind thí nghiệm 72
    3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind thí nghiệm 74
    3.3.4. Kết quả sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind thí nghiệm 76
    3.3.5. Kích thước một số chiều đo của đàn bê Lai Sind thí nghiệm 77
    3.3.6. Sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn cho bê thí nghiệm 79
    KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
    I. Kết luận 82
    II. Tồn tại 83
    III. Đề nghị 84
    Tài liệu tham khảo 85
    Phụ lục 90
    [charge=450]http://up.4share.vn/f/3a0b030e080d0b0d/LV_07_NL_CN_VTQ.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...