Thạc Sĩ Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải công nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình thực hiện đề tài: "Đánh giá thực trạng công tác quản lý
    nước thải công nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương" tôi đã
    nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ động viên của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin
    được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều
    kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa KT & PTNT
    trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Kinh
    tế Tài nguyên & Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá
    trình học tập và hoàn thành Khoá luận này.
    Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Song
    và KS. Nguyễn Thị Ngọc Thương, những người thầy đã trực tiếp tận tình hướng
    dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Khoá luận này.
    Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của phòng Tài nguyên và Môi
    trường, phòng Thống kê, phòng Công thương huyện Cẩm Giàng và các ban ngành
    khác trong huyện cùng các cán bộ, người dân 3 xã: TT Lai Cách, xã Cẩm Văn và
    xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong quá trình thực hiện đề tài
    này.
    Tôi xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong quá trình
    học tập và nghiên cứu đề tài này.
    Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
    Người thực hiện
    Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
    iiTÓM TẮT KHOÁ LUẬN
    Ngành công nghiệp của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương hiện nay đang
    rất phát triển, đi kèm theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn
    nước. Gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp trên địa
    bàn huyện Cẩm Giàng thải nước thải không đúng quy định gây ô nhiễm nguồn
    nước. Nghiêm trọng nhất phải kể đến nước thải của công ty Tung Kuang.
    Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và với mục tiêu đánh giá thực trạng
    trong công tác quản lý nước thải công nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp thiết
    thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải công nghiệp trên địa
    bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Bằng các phương pháp khoa học hợp lý
    tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải
    công nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương".
    Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước thải công nghiệp là nguyên nhân chính
    gây ra ô nhiễm nguồn nước đặc biệt là ô nhiễm ở các dòng sông. Việc khắc phục
    hậu quả này là rất khó khăn và tốn kém. Cả nước ta hiện có khoảng 200 khu chế
    xuất, khu công nghiệp, xả hơn 220 nghìn m 3 nước thải/ngày đêm nhưng chỉ có
    30% được xử lý. Công tác quản lý nước thải công nghiệp của Việt Nam đã được
    triển khai nhưng chưa đi vào thực tế cuộc sống và chưa được đầu tư đúng mức.
    Cũng như tình trạng của Việt Nam, công tác quản lý nước thải công
    nghiệp của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đến nay vẫn chưa được chú
    trọng.
    Hiện nay, toàn huyện có 5 khu công nghiệp đang hoạt động và cả 5 khu
    công nghiệp này đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp chung
    iiicho cả khu công nghiệp. Một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nước
    thải công nghiệp có độ độc hại cao cũng đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải
    riêng như công ty TNHH Fuji Seike Việt Nam, công ty TNHH Công nghiệp
    Brother Việt Nam, công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn ở khu công nghiệp
    Phúc Điền.
    Ở các khu công nghiệp do có ban quản lý khu công nghiệp nên việc thực
    hiện xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường đã được thực hiện
    tương đối tốt. Nhưng ở các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp do chỉ là doanh
    nghiệp tư nhân, việc kiểm tra nhắc nhở của cơ quan quản lý môi trường nhà
    nước chưa thật sát sao nên nhiều doanh nghiệp còn xả nước thải công nghiệp
    chưa qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
    Cơ quan quản lý môi trường huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác
    quản lý nguồn nước thải công nghiệp trên địa bàn huyện tuy nhiên vẫn còn nhiều
    những tồn tại: Việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật cho lĩnh
    vực BVMT, xử lý nước thải công nghiệp chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhiều
    dự án xử lý nước thải công nghiệp đã bị bỏ dở gây lãng phí tiền của nhà nước;
    Công tác truyền thông về môi trường còn ít về số lượng, đơn điệu về nội dung
    bởi vậy chưa thu hút được sự quan tâm của người dân; Công tác kiểm tra của
    phòng Tài nguyên và Môi trường còn chưa triệt để; Cơ sở vật chất trang thiết bị
    còn thiếu, sự phối hợp và trao đổi thông tin không kịp thời. Công tác quản lý
    nước thải công nghiệp của huyện Cẩm Giàng chưa đạt hiệu quả bởi còn gặp
    nhiều khó khăn như: Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý môi trường
    huyện còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn so với yêu cầu của
    sự nghiệp bảo vệ môi trường; Thiếu nguồn lực về tài chính đầu tư cho công tác
    quản lý, xử lý nước thải công nghiệp; Nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn
    nước còn yếu, chưa ý thức được tác hại của nước thải công nghiệp đến nguồn
    ivnước; chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa quan tâm đến môi trường và thiếu
    trách nhiệm trong việc xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra nguồn nước.
    Đề tài cũng chỉ ra rằng hệ thống pháp luật, nguồn tài chính, nhận thức của chủ
    doanh nghiệp và nhận thức của cộng đồng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ
    tới hiệu quả công tác quản lý nước thải công nghiệp của huyện Cẩm Giàng, tỉnh
    Hải Dương.
    Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải công nghiệp trên địa
    bàn huyện Cẩm Giàng, đề tài đề xuất một số biện pháp chủ yếu: (1) Tăng cường
    khả năng và hiệu lực của cơ quan quản lý môi trường của các cấp chính quyền
    huyện, xã; (2) Tăng cường năng lực quản lý các cán bộ môi trường các cấp; (3)
    Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là
    chủ các doanh nghiệp về sự cần thiết của hoạt động BVMT, BVNN; (4) Quy
    hoạch các KCN, CCN một cách hợp lí; (5) Sử dụng các công cụ kinh tế để chống ô
    nhiễm môi trường công nghiệp; (6) Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để bảo vệ môi
    trường công nghiệp.MỤC LỤC
    Lời cam đoan .i
    Lời cảm ơn ii
    Tóm tắt khoá luận iii
    Mục lục vi
    Danh mục bảng ix
    Danh mục hình .x
    Danh mục đồ thị .x
    Danh mục từ viết tắt .xi
    TR NG I H C NÔNG NGHI P HÀ N I ƯỜ ĐẠ Ọ Ệ Ộ .1
    KHOA KINH T VÀ PHÁT TRI N NÔNG THÔN Ế Ể 1
    PH N 1: M U Ầ ỞĐẦ .13
    1.1 Tính c p thi t c a ấ ế ủ t i đề à .13
    1.2.2 M c tiêu c th ụ ụ ể 16
    1.3 i t ng & ph m vi nghiên c u Đố ượ ạ ứ 16
    1.3.1 i t ng nghiên c u Đố ượ ứ .16
    PH N II. T NG QUAN TÀI LI U NGHIÊN C U Ầ Ổ Ệ Ứ 17
    2.1 C s ơ ở khoa h c, lý lu n c a t i ọ ậ ủ đề à .17
    2.1.1 M t s khái ni m ộ ố ệ .17
    2.1.2 T i nguyên n c v s d ng t i nguyên n c trong công nghi p à ướ à ử ụ à ướ ệ
    .23
    2.1.3 V n môi tr ng trên th gi i ấ đề ườ ế ớ .24
    2.1.4 Th c tr ng v nh ng thách th c t ra i v i công tác b o v ự ạ à ữ ứ đặ đố ớ ả ệ
    môi tr ng Vi t Nam. ườ ở ệ .27
    2.2 C s ơ ở th c ti n c a t i ự ễ ủ đề à .37
    v 2.2.1 Tình hình qu n lý n c th i công nghi p Vi t Nam ả ướ ả ệ ở ệ 37
    2.2.2 Qu n lý n c th i công nghi p trên a b n t nh H i D ng ả ướ ả ệ đị à ỉ ả ươ .41
    PH N III: C I M Ầ ĐẶ Đ Ể A BÀN NGHIÊN C U VÀ PH NG PHÁP ĐỊ Ứ ƯƠ
    NGHIÊN CÚU 42
    3.1 c i m c a Đặ đ ể ủ a b n nghiên c u đị à ứ .42
    3.1.1 V trí ị a lý đị 42
    3.1.2 a hình, th Đị ổ nh ng ưỡ .43
    3.1.3 i u ki n kinh t - xã h i Đ ề ệ ế ộ 43
    3.2 Ph ng pháp nghiên c u ươ ứ 55
    3.2.1 Ch n i m nghiên c u ọ đ ể ứ .55
    3.2.2 Ph ng pháp thu th p s li u ươ ậ ố ệ 55
    3.2.4 Ph ng pháp chuyên gia, chuyên kh o ươ ả .56
    3.2.6 H th ng ch tiêu phân tích v x lý s li u ệ ố ỉ à ử ố ệ .56
    PH N IV: K T QU Ầ Ế Ả NGHIÊN C U VÀ TH O LU N Ứ Ả Ậ 57
    4.1 Th c tr ng tình hình n c th i công nghi p th i ra ngu n n c t i ự ạ ướ ả ệ ả ồ ướ ạ
    huy n C m Gi ng ệ ẩ à .57
    4.1.1 Tình hình phát tri n công nghi p huy n C m Gi ng ể ệ ở ệ ẩ à .57
    4.2 Th c tr ng công tác qu n lý n c th i công nghi p trên a b n ự ạ ả ướ ả ệ đị à
    huy n C m Gi ng, t nh H i D ng ệ ẩ à ỉ ả ươ 62
    4.2.1 Tình hình qu n lý n c th i công nghi p trên a b n huy n ả ướ ả ệ đị à ệ .62
    4.2.2 Nh ng y u t nh h ng n công tác qu n lý n c th i công ữ ế ố ả ưở đế ả ướ ả
    nghi p c a c quan qu n lý môi tr ng huy n C m Gi ng ệ ủ ơ ả ườ ệ ẩ à 71
    4.2.3 ánh giá k t qu công tác qu n lý n c th i công nghi p c a Đ ế ả ả ướ ả ệ ủ
    huy n ệ .75
    4.3 Th c tr ng công tác qu n lý n c th i công nghi p t i m t s ự ạ ả ướ ả ệ ạ ộ ố
    doanh nghi p trên a b n huy n ệ đị à ệ 77
    4.3.1 Tình hình qu n lý n c th i t i m t s doanh nghi p ả ướ ả ạ ộ ố ệ 774.3.2 Nh ng y u t nh h ng n công tác qu n lý n c th i c a ữ ế ố ả ưở đế ả ướ ả ủ
    doanh nghi pệ 85
    4.4 Nh ng h n ch , khó kh n trong công tác qu n lý n c th i công ữ ạ ế ă ả ướ ả
    nghi p trên a b n huy n C m Gi ng ệ đị à ệ ẩ à 87
    4.4.1 i u ki n v ngu n l c ph c v công tác qu n lý n c th i công Đ ề ệ ề ồ ự ụ ụ ả ướ ả
    nghi pệ .87
    4.4.2 Nh n th c c a các ch c s s n xu t v công tác qu n lý n c ậ ứ ủ ủ ơ ở ả ấ ề ả ướ
    th i công nghi p ả ệ 89
    4.4.3 Nh n th c c a c ng ng v qu n lý n c th i công nghi p ậ ứ ủ ộ đồ ề ả ướ ả ệ .90
    4.5 M t s gi i pháp xu t ộ ố ả đề ấ 90
    4.5.1 Các gi i pháp qu n lý t i doanh nghi p ả ả ạ ệ 90
    4.5.2 Các gi i pháp qu n lý t i c quan qu n lý nh n c huy n ả ả ạ ơ ả à ướ ệ 92
    PH N V: K T LU N VÀ KI N NGH Ầ Ế Ậ Ế Ị .95
    5.1 K t lu n ế ậ .95
    5.2 Ki n ngh ế ị 97
    5.2.1 i v i doanh nghi p Đố ớ ệ 97
    5.2.2 i v i chính quy n a ph ng Đố ớ ề đị ươ 98
    TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 99
    PHỤ LỤC 1 .87
    PHỤ LỤC 2 .94
    DANH MỤC BẢNG
    STT Tên bảng Trang
    viii2.1 Thống kê lượng nước dùng trong công nghiệp 11
    2.2 Các khí nhà kính trong khí quyển năm 2006 13
    2.3 Trữ lượng nước của thế giới 18
    3.1 Tình hình đất đai của huyện Cẩm Giàng năm 2007 - 2009 32
    3.2 Tình hình lao động huyện Cẩm Giàng qua 3 năm 2007 - 2009 34
    3.3 Vốn và tình hình sử dụng vốn của huyện Cẩm Giàng 37
    3.4 Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện qua 3 năm
    2007-2009
    39
    4.1 Tình hình phát triển công nghiệp huyện Cẩm Giàng (2007 - 2009) 43
    4.2 Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Cẩm Giàng 3 năm 2007-2009 45
    4.3 Tình hình xả thải NTCN vào nguồn nước tại huyện Cẩm
    Giàng, tỉnh Hải Dương
    48
    4.3 Thanh tra về môi trường các đơn vị sản xuất trên địa bàn
    huyện Cẩm Giàng
    56
    4.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp phân
    bón và hóa chất Hải Dương năm 2009
    64
    4.5 Sử dụng và thải nước thải của một số doanh nghiệp trong
    KCN Phúc Điền trong tháng 12 năm 2009
    70
    DANH MỤC HÌNH
    STT Tên hình Trang
    2.1 Sơ đồ tổ chức công tác môi trường ở cấp Trung ương của Việt Nam 10
    4.1 Sơ đồ tổ chức các cơ quan quản lý môi trường 52
    ix4.2 Tóm tắt sơ đồ công nghệ khâu chế biến các loại sản phẩm 66
    4.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của KCN Đại An 70
    DANH MỤC ĐỒ THỊ
    STT Tên đồ thị Trang
    3.1 Phân bố dân cư của huyện Cẩm Giàng 35
    3.2 Tỷ suất tăng tự nhiên 35
    3.3 Tình hình chi ngân sách của huyện Cẩm Giàng 36
    3.4 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Cẩm Giàng 38
    4.1 Số lần thanh tra, kiểm tra đối với Xí nghiệp (2007- 2009) 66
    xDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    BOD Nhu cầu ô xi sinh hoá
    BVMT Bảo vệ môi trường
    BVNN Bảo vệ nguồn nước
    BQ Bình quân
    C36 Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường
    CBNSTP Chế biến nông sản thực phẩm
    CCN Cụm công nghiệp
    CC Cơ cấu
    CN Công nghiệp
    CN&XDCB Công nghiệp và xây dựng cơ bản
    COD Nhu cầu ô xi hoá học
    DN Doanh nghiệp
    DT Diện tích
    ĐVT Đơn vị tính
    GTSX Giá trị sản xuất
    KCN Khu công nghiệp
    KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
    KT – XH Kinh tế xã hội
    LĐ Lao động
    NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
    NN Nông nghiệp
    NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    NSĐP Ngân sách địa phương
    QLNN Quản lý nhà nước
    SL Số lượng
    TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    TT Trung tâm
    TW Trung ương
    UBND Uỷ ban nhân dân
    TW Trung ương
    UBND Uỷ ban nhân dân
    xiPHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia,
    vùng lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ
    sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho
    các quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh
    những vai trò to lớn đó, công nghiệp cũng gây ra không ít những hậu quả nghiêm
    trọng về nhiều mặt như tác động đến đời sống, sức khoẻ của người dân, cạn kiệt
    tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
    Hậu quả nghiêm trọng nhất chính là nó gây ô nhiễm môi trường ảnh
    hưởng đến đời sống, sức khoẻ của người dân. Việc khắc phục hậu quả ô nhiễm
    môi trường rất phức tạp, khó khăn và tốn kém trong thời gian dài. Thậm chí có
    những tác động không thể và không bao giờ khắc phục được. [17]
    Trong đó nguy hiểm nhất chính là việc nước thải công nghiệp gây ô
    nhiễm nguồn nước. Nước thải công nghiệp chứa rất nhiều những hoá chất và vi
    sinh vật độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Nước thải công nghiệp
    không chỉ có tác động trong phạm vi nhỏ mà nó lan rộng theo nguồn nước và rất
    khó khăn để khắc phục hậu quả.
    Kết quả khảo sát cho thấy, ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất
    nặng nề, có khu công nghiệp thải ra tới 500.000 m 3 nước bẩn mỗi ngày, nước
    13thải của một số ngành công nghiệp như hoá chất, phân bón, khai thác chế biến
    khoáng sản có lượng nước thải lớn, hàm lượng có chứa xyama vượt tới 84 lần
    Do vậy, việc quản lý nước thải công nghiệp là rất cần thiết. [17]
    Hải Dương là một tỉnh được đánh giá rất cao trong việc phát triển công
    nghiệp. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển cộng với nhiều
    chính sách ưu đãi nên Hải Dương đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư trong
    phát triển công nghiệp. Cẩm Giàng là một huyện điểm trong phát triển công
    nghiệp của tỉnh Hải Dương. Các khu, cụm công nghiệp và nhiều doanh nghiệp
    mọc lên đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện cũng
    như của tỉnh. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vấn đề quản lý nước thải công nghiệp
    thế nào để bảo vệ nguồn nước và phát triển bền vững.
    Trong thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, các cơ quan chức
    năng nhà nước đã phát hiện ra một doanh nghiệp xả thẳng nước thải công nghiệp
    rất độc hại ra môi trường mà không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng cho dòng
    sông Giẽ mặc dù công ty này có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến nhất miền Bắc
    Việt Nam. Đó là Công ty Cổ phần Công Nghiệp Tung Kuang tại Việt Nam _ công
    ty có 100% vốn của Ðài Loan, chuyên sản xuất nhôm thanh định hình.
    Theo những điều tra ban đầu, bể chứa thu gom nước thải của Công ty này
    có khối lượng khoảng 500m 3 , được bơm thường xuyên qua hệ thống đường ống
    ngầm nằm sâu dưới lòng đất, thải ra môi trường nhiều hóa chất độc hại như
    Chrome 6 (cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép), Mangan, sắt . đều có nồng độ
    vượt quy định. [16]
    Công ty Tung Kuang mới bắt đầu xây dựng từ năm 2002 mà đến nay dòng
    sông Giẽ, nơi công ty này xả nước thải công nghiệp vào đã bị ô nhiễm nghiêm
    trọng. Người dân sống gần sông Giẽ bức xúc nói: “Tôi thường xuyên thấy hiện
    14tượng nước thải đục như nước vo gạo chảy ra ở đoạn sông này. Thỉnh thoảng, có
    hôm nước còn sủi bọt trắng xóa. Nước ở đây ô nhiễm, mà không khí cũng kinh
    khủng. Khi nhà máy hoạt động, khói đen xả ra đen xì. Chúng tôi có lần tự lấy
    nước ở đây đi xét nghiệm, nhưng chưa có kết quả. Cua hến ở quanh đây chết hết,
    không sống nổi.”[22]
    Điều đặc biệt nguy hiểm là chỉ cách miệng cống ngầm này khoảng 200m
    là xí nghiệp kinh doanh nước sạch số 1. Xí nghiệp này trực tiếp lấy nguồn nước
    mặt của sông Giẽ, sau đó đưa lên xử lý bằng công nghệ đơn giản là các bể lắng
    lọc. Mỗi ngày, nhà máy cung cấp khoảng gần 3000m3 nước cho hơn 3000 hộ
    dân và các cơ quan đóng trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. [22]
    Vậy những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nước thải
    công nghiệp? Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đã quản lý nước
    thải của mình thế nào? Lãnh đạo huyện đã thực hiện công tác quản lý nước thải
    công nghiệp ra sao và đã thực sự đạt hiệu quả?
    Để trả lời các câu hỏi trên cũng như góp phần bảo vệ môi trường nói chung
    và môi trường nước nói riêng, nâng cao chất lượng môi trường sống cho người
    dân, đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Cẩm Giàng
    đồng thời được sự phân công của khoa KT & PTNT trường Đại học Nông nghiệp
    Hà Nội và của Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường chúng tôi tiến hành
    nghiên cứu đề tài: "Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải công nghiệp
    trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương."
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    15 Đánh giá thực trạng trong công tác quản lý nước thải công nghiệp từ đó
    đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước
    thải công nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về ô nhiễm môi trường, ô
    nhiễm nguồn nước và công tác quản lý nước thải công nghiệp.
    - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công
    tác quản lý nước thải trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
    nguồn nước thải góp phần bảo vệ nguồn nước tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
    Dương.
    1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phòng Tài nguyên và Môi trường, các
    doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng và những hộ dân chịu ảnh hưởng
    của nước thải công nghiệp do các doanh nghiệp thải ra.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    ã Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nước thải công
    nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009
    từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải
    công nghiệp góp phần bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Cẩm Giàng,
    tỉnh Hải Dương.
    ã Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Cẩm
    Giàng, tỉnh Hải Dương.
    16ã Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 25/12/2009 đến ngày 26/05/2010.
    PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của đề tài
    2.1.1 Một số khái niệm
     Khái niệm môi trường
    + Theo tổ chức UNDP thì: "Môi trường là những hệ vật thể và phi vật thể
    xung quanh chúng ta như: gió, đất, nước, cây cối, sinh vật, sông, biển cả và
    những gì con người tạo nên: thành phố, trang trại, nhà cửa và các sản phẩm di
    tích lịch sử khác mà có ảnh hưởng lẫn nhau theo chiều hướng tốt xấu".[2]
    + Theo hội đồng Quốc Tế các nước nói tiếng Pháp thì môi trường được
    định nghĩa như sau: "Môi trường là một tập hợp, ở một thời điểm đã cho, các
    nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và các nhân tố xã hội có một hậu quả trực tiếp
    hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài, đối với các sinh vất sống và các hoạt động
    của con người".[2]
    + Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
    quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ
    một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.[4]
    + Theo luật bảo vệ môi trường 2005 thì: "Môi trường bao gồm các yếu tố
    tự nhiên và vất chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,
    sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật".[18]
     Khái niệm ô nhiễm môi trường
    17 + Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): "Ô nhiễm môi là việc chuyển các
    chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
    khỏe con người, sinh vật làm giảm chất lượng môi trường".
    + Theo luật bảo vệ môi trường 2005: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
    đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường".[18]
    + Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường qua
    một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng
    đến sức khỏe con người và sinh vật.[20]
     Khái niệm ô nhiễm nguồn nước
    Theo các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm
    nước là việc đưa vào các nguồn nước các tác nhân lư, hóa, sinh học và nhiệt
    không đặc trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến
    mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển b́nh thường của một loại
    sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi trường ban đầu.
    Theo một định nghĩa khác "Ô nhiễm nước mặt diễn ra khi đưa quá nhiều
    các tạp chất, các chất không mong đợi, các tác nhân gây nguy hại vào các nguồn
    nước, vượt khỏi khả năng tự làm sạch của các nguồn nước này."[22]
    Các đặc điểm lư học, hóa học và sinh học của nước thải và nguồn sinh ra nó
     
Đang tải...